Học bổng Pacific-Leipzig
Viện Goethe và LIA công bố những người được trao giải 2022/2023

© LIA
Viện Goethe và Chương trình Nghệ thuật Quốc tế LIA- Leipzig vui mừng thông báo các nghệ sĩ đến từ Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Philippines đã được chọn cho chương trinh ba tháng lưu trú tại LIA trong thời gian từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023.
Yim Yen Sum (*1987, Malaysia)
nhận bằng tốt nghiệp Mỹ thuật tại Học viện Nghê thuật Dasein (2008), nơi cô bắt đầu thực hành khâu các tác phẩm của mình. Cô chủ yếu sử dụng hàng dệt may khi sáng tạo các tác phẩm mang tính sắp đặt và xây dựng các ý tưởng về mối quan hệ và sự tương tác, mối quan hệ giữa chúng ta, hay các hoạt động và tương tác đối với môi trường. Các tác phẩm của cô thường gợi cho khán giả nghĩ về mối liên hệ của mình với những người xung quanh, và thông qua việc thưởng thức và tương tác với tác phẩm của cô, người xem có thể xây dựng các mối quan hệ mới. Các tác phẩm của Yen Sum cho thấy sự tinh tế qua nhiều giờ được làm thủ công, được hoàn thành thông qua nhiều khâu chế tác, bao gồm cả in lụa và đính kết. Cô xây dựng các khối khác nhau và ghép chúng lại với nhau cho đến khi hài lòng với kết quả cuối cùng, một điều mà Yen Sum thường luôn do dự khi tuyên bố hoàn thành, vì mỗi mảnh cô tạo ra đều có khả năng phát triển và thay đổi khác nhau theo thời gian và không gian.Lee Paje (*1980, Philippines)
là nghệ sĩ thị giác đương đại người Philippines. Paje tốt nghiệp xuất sắc Magna Cum Laude với bằng Cử nhân Mỹ thuật, chuyên ngành Hội họa tại Đại học Philippines Diliman, Thành phố Quezon. Cô đã trình chiếu các tác phẩm của mình tại Philippines, Đài Loan và Singapore. Các tác phẩm của cô khai thác các chủ đề về phụ nữ và bản dạng giới, huyền thoại và lối sống đương đại độc đáo. Paje làm việc với các phương tiện như vẽ tranh trên đồng, điêu khắc và sử video để truyền tại những câu chuyện bằng hình ảnh nêu bật sự bình đằng liên quan đến giới tính và bản dạng.Nguyễn Thị Thanh Mai (*1983, HÀ TÂy/ HÀ nỘi)
hiện đang sống và làm việc tại Huế. Thanh Mai khai thác bản sắc văn hóa và giới và giải quyết các vấn đề về nguồn gốc, sự thuộc về và di cư.Nguyễn Thị Thanh Mai tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Huế năm 2006 và hoàn thành chương trình Thạc sĩ, chuyên ngành Nghệ thuật Thị giác tại Đại Học Mahasarakham, Thái Lan năm 2012. Thanh Mai thử nghiệm và sáng tác trên nhiều chất liệu, bao gồm cả nhiếp ảnh và video. Các tác phẩm ở thời kì đầu của cô tập trung khám phá những vấn đề về trải nghiệm và quyền của phụ nữ trong bối cảnh xã hội châu Á. Gần đây, thực hành của Mai mở rộng ra các vấn đề liên quan đến căn tính cá nhân và tập thể, liên quan đến quyền và trải nghiệm của di dân. Cô khám phá các quan hệ phức tạp giữa cá nhân và xã hội, cũng như quan niệm của con người về những miền giả tưởng trong sự tồn tại của chính mình.
Tác phẩm của Thanh Mai đã trưng bày ở Kunstlerhaus Bethanien, Berlin; Jogja Biennale 2019, Yogjakarta; National Gallery Singapore; Asia Society museum, New York; Gallery PM, HDLU Zagreb, Croatia. Thanh Mai đã nhận được giải thưởng từ Quỹ Pollock-Krasner năm 2014 và giải thưởng Nghệ sỹ xuất sắc (Artist Excellence Award) từ The Factory Contemporary Arts Centre (Việt Nam) năm 2021. Cô đồng sáng lập không gian Mơ Đơ ở Huế và Nổ Cái Bùm 2020.
Có mặt ở LIA năm 2022 là cơ hội thú vị để Mai được xem các sự kiện nghệ thuật lớn của Đức như documenta 15 ở Kassel, quan sát và học hỏi về thực hành nghệ thuật đa dạng ở Art and Culture Centre-Leipziger Baumwollspinnerei. Cô hy vọng quá trình lưu trú này sẽ tác động tích cực đến thực hành của mình.
Wunna Aung (*1978, Yangon)
Sự sáng tạo đối với Wunna là một hành động vượt qua thẩm mỹ và biên giới các thể loại văn hóa. Nói cách khác, tính đa diện của anh ấy được thể hiện qua khả năng tiếp cận đa dạng các nền văn hóa, đặc biệt bằng cách đan xen các nền văn hóa cổ xưa của Myanmar với những bức tranh nhạc Pop mang tính biểu tượng của mình. Vì thế, dẫn đến mối quan hệ giữa nghệ thuật đương đại và văn hóa vật thể. Wunna được tìm hiểu và mở rộng kiến thức về văn hóa đại chúng bao nhiêu thì anh càng bị cuốn hút bởi những nhân cách đã hình thành nên lịch sử Myanmar- cả bởi tính biểu tượng và dấu tích sự tồn tại của con người. Động lực của những biểu tượng này nằm ở tiềm năng của những bức vẽ khắc họa rõ nét quy trình sáng tạo nghệ thuật của anh ấy.Tuy nhiên, thay vì kết hợp các yếu tố bên ngoài vào bức tranh, anh ấy tạo ra các lớp họa tiết trực quan. Là thành viên của nhóm ROAR (Giải tỏa cơn thịnh nộ của nghệ thuật), Wunna là người thường xuyên tham gia các hoạt động nghệ thuật ở Yangon. Các triển lãm đáng chú ý mà anh tham gia gần đây như: Triển lãm Art + Plug Season One to Eight (2013-20), Rendezvous II: Sự kiện Nghệ thuật đô thị Đông Nam Á (2013), and Un Leashed (Myanm/art) (2017), R0c And Roll (Myanm/art)(2016), Myanmar New Wave Pop Art Revisited (Intersection Gallery, Singapore)(2017), Playing Time and Space (Intersection Gallery, Singapore)(2019), S.E.A. Focus 2019 (Singapore) and All Too Human (Myanm/art) (2022).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Viện Goethe.
Và cũng xin cảm ơn các thành viên ban giám khảo bao gồm:
- Veronika Radulavic (Nghệ sĩ)
- Tuan Do Doc (Nhà khoa học và quản lý văn hóa)
- Maria Josefina Cruz (Giám đốc và Giám tuyển tai Bảo tàng Thiết kế và Nghệ thuật đương đại, Philippines)
- Anna-Louise Rolland (Nhà sáng lập và Giám đốc chương trình LIA)
Và cũng xin cảm ơn các thành viên ban giám khảo bao gồm:
- Veronika Radulavic (Nghệ sĩ)
- Tuan Do Doc (Nhà khoa học và quản lý văn hóa)
- Maria Josefina Cruz (Giám đốc và Giám tuyển tai Bảo tàng Thiết kế và Nghệ thuật đương đại, Philippines)
- Anna-Louise Rolland (Nhà sáng lập và Giám đốc chương trình LIA)