Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Chu Thúy Quỳnh

Chu Thuy Quynh © Chu Thuy Quynh Chu Thúy Quỳnh là nghệ sĩ thị giác hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đồ họa và hội họa. Quỳnh theo học và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2014. Những sáng tác của cô thường lấy hình ảnh người phụ nữ là trọng tâm, xoay quanh là những mối liên hệ với đời sống.
 

Concept of her work

Art work of Thuy Quynh © Chu Thúy Quỳnh
Những biến cố và bất hạnh trong cuộc đời của Kiều là một chuỗi lặp tưởng chừng không thể dứt. Bằng góc nhìn từ sự quan tâm tới tâm lý học hiện đại, được gói gọn trong ba khung truyện là sự liên tưởng và đồng cảm về suy nghĩ, hành vi của nhân vật. Cụ thể hơn, đó là sự mâu thuẫn về giá trị tồn tại của cá nhân cũng như cách cô quyết định kết thúc nó như thế nào (quyên sinh nhưng không thành). Qua đó, gợi mở về những vấn đề liên quan còn hiện diện trong cá nhân ở xã hội hiện đại.


Nguyễn L. Chi

Nguyen L. Chi © Nguyen L. Chi Nguyễn L. Chi (1992) tốt nghiệp ngành Minh hoạ - Truyền thông bằng hình ảnh tại trường Nghệ thuật Camberwell thuộc Đại học Nghệ thuật Luân Đôn. Thực hành của Chi xoay quanh việc kết hợp đa chất liệu như collage và sắp đặt. Gần đây Chi đã tham gia Tháng thực hành Nghệ thuật 2019 và hiện Chi đang tham gia dự án Công dân Trái đất do Six Space khởi xướng. 

Ý tưởng sáng tác

Tác phẩm của Chi là một serie collage, trong đó chất liệu xuyên suốt là bánh đa nem đã được cô sử dụng làm giấy can. Là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, bánh đa nem thường được bán trong các bao bì với hình minh hoạ và tên thương hiệu lấy từ những liên hệ tới người phụ nữ Việt và được quảng cáo với những dòng slogan như "ngon & dẻo". Dù được dùng để can lại một số đường nét và chữ từ ba thước phim "Họ Việt, tên Nam" của nữ đạo diễn Trịnh T. Minh-hà hay để dẫn trích một vài ca từ trong hai bài hát của âm nhạc đại chúng thì với seri collage này, Chi mong muốn người xem có thể lấp đầy những khoảng chữ trống và có được những diễn giải của mình về hình ảnh nàng Kiều và người phụ nữ trong xã hội hiện nay. 


Nguyễn Liên Hương

Nguyễn Liên Hương © Nguyễn Liên Hương Nguyễn Liên Hương, 32 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Hiện cô là Phó trưởng Ban Biên tập, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch. Sau khi tốt nghiệp đại học với chuyên ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cô tiếp tục học tiến sĩ và bảo vệ năm 2018 với chuyên ngành Ngôn ngữ học So sánh – Đối chiếu. Ngôn ngữ chính là cánh cửa giúp cô có cơ hội giới thiệu với bạn bè nước ngoài về văn hóa Việt Nam. Cô yêu văn học, thích tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật, thích sưu tập và đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách được minh họa đẹp. Ngay từ nhỏ, hội họa là niềm đam mê của cô, tuy nhiên cô chưa từng được đào tạo qua trường lớp mỹ thuật chuyên nghiệp nào. Cô thích vẽ về chủ đề người phụ nữ, trẻ em và hoa.
 

Ý tưởng sáng tác

Nàng K: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai © Nguyễn Liên Hương Vào ngày mùng 8 tháng 10 năm 2019, Liên Hương có may mắn được tham gia buổi họp báo về Dự án Nàng K… diễn ra tại viện Goethe. Ngay từ đầu, Hương thực sự bị cuốn hút vào dự án do ngài Wilfried Eckstein – Viện trưởng Viện Goethe tại Hà Nội khởi xướng, nhằm tìm ra cách tiếp cận mới để có thể đối thoại với nàng Kiều. Cô cũng đã theo dõi 4 vở diễn tại Nhà hát tuổi trẻ. Chính bài phỏng vấn về ngài Wilfried Eckstein trên trang báo Công an nhân dân và 4 tác phẩm sân khấu thử nghiệm đã khơi dậy trong cô rất nhiều ý tưởng. Đó là lý do tại sao cô tham gia vào cuộc thi này. Câu chuyện mà cô muốn kể cho mọi người nghe về Nàng K… gồm 3 phần: Nàng K của quá khứ, Nàng K của hiện tại và Nàng K của tương lai.

1. Nàng K… của quá khứ

Nàng K… của quá khứ trong tác phẩm của cô xuất hiện với 3 giọt nước mắt trên khuôn mặt đẹp như hoa. Cuộc đời với những nỗi truân chuyên đã khiến nàng tìm đến dòng sông để tự vẫn. Tuy nhiên, còn quá nhiều những ràng buộc (được minh họa bởi sợi dây thừng) trên dòng sông đã ngăn cản nàng kết liễu cuộc đời mình.

2. Nàng K… của hiện tại

Nàng K… của hiện tại vẫn phải đối diện với những ràng buộc. Tuy nhiên, Nàng K… đã cố gắng rất nhiều để tự cắt bỏ những chiếc dây ràng buộc. Hai giọt nước mắt trên khuôn mặt nàng xuất hiện bên cạnh mạng wifi, điện thoại di động… đã cho thấy Nàng K… của hiện tại phải chịu quá nhiều áp lực từ định kiến của xã hội và áp lực của truyền thông.

3. Nàng K… của tương lai

Cô tưởng tượng Nàng K… trong tương lai sẽ độc lập với sự tự do mà cô ấy có được. Trong tương lai, sẽ không còn những định kiến, không còn bất bình đẳng giới, không còn quấy rối tình dục, không còn bạo lực với phụ nữ, không còn những người đàn ông say xỉn… Cô tin rằng phụ nữ sẽ có những quyền lợi và cơ hội như nam giới. Tất cả những sợi dây định kiến sẽ trói chặt những người đàn ông xấu - những người đã mang lại định kiến và nỗi buồn cho người phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ cũng vẫn là con người, vì vậy Nàng K… sẽ vẫn khóc với một giọt nước mắt trên đôi má. Đó có thể là giọt nước mắt của niềm vui, cũng có thể là nỗi buồn.

Cuối cùng, dù điều gì có xảy ra thì người phụ nữ vẫn luôn trong sáng và có một tâm hồn đẹp. Đó là lý do tại sao cô đặt mỗi chiếc lá Bồ đề vào trung tâm của mỗi bức tranh. Lá Bồ đề là biểu tượng cho trái tim và tâm hồn. Cô cũng muốn gửi gắm thông điệp thông qua hình ảnh mặt trăng. Hương có dụng ý khi đặt mặt trăng biểu trưng cho hạnh phúc của người phụ nữ. Từ quá khứ tới tương lai, mặt trăng ngày càng tròn đầy, giống như niềm hạnh phúc của người phụ nữ ngày càng đong đầy. Là một người phụ nữ trẻ của cuộc sống hiện đại, đồng thời là người mẹ của một cô con gái nhỏ, cô có niềm tin thực sự mãnh liệt, đó là tất cả phụ nữ chúng ta sẽ được tôn trọng và được yêu nhiều hơn!


Nguyễn Thế Linh

​Nguyen The Linh ​© Nguyen The Linh Nguyễn Thế Linh (LinhRab), 35 tuổi, là họa sĩ truyện tranh và minh họa tự do, hiện sinh sống và làm việc ở Hà nội. Anh yêu thích vẽ và truyện tranh từ nhỏ, bắt đầu từ những bức vẽ nguệch ngoạc ở khoảnh sân nhỏ và bức tường nhà. Từ hồi học tiểu học, anh đã sáng tác những mẩu truyện tranh đầu tiên.

Từ năm 2009 tới nay, anh vẽ truyện tranh hàng kì cho các báo thiếu nhi, như Thiếu niên Tiền phong, Mặt trời nhỏ, Nhi đồng cười, Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh… Ngoài ra, anh cũng sáng tác truyện tranh độc lập, làm Zine comic, tham gia các workshop giao lưu với các họa sĩ truyện tranh quốc tế, tham gia các dự án lưu trú cộng đồng, sống cùng người Hmong, Pakoh và làm triển lãm truyện tranh tại Hà nội.

Tác phẩm

K © Nguyen The Linh Anh thích đọc văn chương hậu hiện đại và Kafka, nên nghĩ thử kết hợp cả 2 yếu tố này cho nhân vật K từ tuyệt tác thơ cổ điển Nguyễn Du.


Phạm Ngọc Hà Ninh

Pham Ngoc Ha Ninh © Pham Ngoc Ha Ninh Phạm Ngọc Hà Ninh (sinh năm 1991) là một nghệ sĩ thị giác đến từ Hà Nội, Việt Nam. Làm việc với hội hoạ và điêu khắc, nghệ thuật của anh khai thác những cách khác nhau trong việc xây dựng hình dung về các vùng lãnh thổ ở phương xa. Hà Ninh là cựu sinh viên của Trường Hội họa và Điêu khắc Skowhegan (2018), Viện hàn lâm Nghệ thuật bang Pennsylvania (2018), và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2014). Anh đã được mời tham gia giảng dạy và phê bình tại Đại học bang Pennsylvania và Trường Mỹ thuật Moore tại Philadelphia. Tác phẩm của anh đã được viết trên tạp chí Hyperallergic và New American Paintings. Hà Ninh đã từng tham gia lưu trú tại Yaddo (New York, Hoa Kỳ), Wassaic Project (New York, Hoa Kỳ), Marble House Project (Vermont, Hoa Kỳ), và PLOP (London, Vương quốc Anh). Anh nhận Huy chương Bạc Tài năng trẻ các Trường Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam năm 2015 và Giải thưởng Murray Dessner năm 2018. Tác phẩm của anh nằm trong bộ sưu tập của Nguyen Art Foundation và Yeap Lam Yang, và đã được triển lãm tại New York, London, Philadelphia, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

Tác phẩm

Kieu Animation © Pham Ngoc Ha Ninh Bức tranh này là một bản đồ của ba giai đoạn trưởng thành với ba niềm tin và cơ chế ra quyết định khác nhau trong cuộc đời Thuý Kiều, nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiểu bởi Nguyễn Du. 

Bức tranh thứ nhất bên trái tương ứng với giai đoạn êm đềm, khi Thuý Kiều còn là một tiểu thư sống trong “Êm đềm trướng rủ mán che”. Ngoài việc tự nguyện đem lòng yêu Kim Trong, Kiều không có một quyết định mang tính cá nhân nào. Cuộc sống của cô đã được xếp đặt theo những trật tự của niềm tin Nho Giáo.

Bức tranh thứ hai tương ứng với giai đoạn sóng gió và sụp đổ, khi Kiều bị phản bội nhiều lần bởi những người và những điều cô tin. Khi Kiều quyết nương nhờ cửa Phật là cũng là lúc trần thế không còn cho cô được điều gì đáng tin nữa. Chỉ có tôn giáo mới cứu cô khỏi sự vô nghĩa của cuộc sống.

Bức tranh thứ ba tương ứng với giai đoạn Kiều gặp Từ Hải và đoạn “ân đền oán trả”. Đến lúc này, Kiều đã hiểu cuộc sống bản chất là bất công, cô ý thức hơn về việc sử dụng quyền lực của chính cô, đó là trí thông minh và nhan sắc. Việc trở nên một người chủ nghĩa thực dụng, trái hẳn với Kiều khi chưa “trải đời“, khiến ta thấy Kiều đã trưởng thành, vì cô hiểu đạo đức và niềm tin là sản phẩm cá nhân của một cái tôi độc lập, tự chủ. Cô quyết tâm xây dựng cho mình một thế giới từ những quyết định chính cô lựa chọn.

Trong bức tranh, anh không miêu tả cụ thể từng nhân vật, vì anh coi các nhân vật trong Truyện Kiều không hẳn là người mà là các khái niệm sống. Vì các khái niệm này đối với anh không phụ thuộc vào lịch sử, anh sử dụng các kiến trúc và cảnh quan khiến người xem không thể nhận ra thời đại trong tranh.


Vương Anh Kiệt

Vuong Anh Kiet © Vuong Anh Kiet Vương Anh Kiệt, 28 tuổi, là họa sĩ tự do đang sinh sống và làm việc tại thành phố Quảng Ngãi. Anh bắt đầu học vẽ từ nhỏ tại Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ngãi và nghỉ một thời gian dài cho đến khi thi đại học khối H. Lúc này Kiệt mới thực sự bắt đầu luyện vẽ chân dung và màu sắc. Sau khi đủ điểm vào đại học Văn Lang, anh tiếp tục học vẽ hình họa và bố cục về màu sắc của các môn học.

Năm 2012, anh được nghệ nhân vẽ cá vàng 3D Đinh Tuấn Anh giới thiệu về họa sĩ nổi tiếng Hàn Quốc Kim Jung Gi và bắt đầu đi theo trường phái tranh của ông ta - trường phái tranh Fisheye (có thể trường phái này chưa phổ biến). Năm 2017, anh tiếp tục ra Hà Nội học vẽ tranh màu acrylic tại lớp vẽ thầy Tạ Tốn và phát triển sự nghiệp của mình tại đây một năm bằng những bức tranh kí họa về phong cảnh Hà Nội. Từ năm 2018 đến nay, anh làm họa sĩ tự do và thực hiện dự án truyện tranh về siêu anh hùng Việt Nam "Hiệp Hội Sao Năm Cánh".

Ý tưởng sáng tác


Mời tham gia gửi truyện ngắn bằng hình ảnh

Weiße Kugeln © Franca Bartholomaei

Hạn gửi bài | 31.10.2019
NÀNG K - PHẨM GIÁ CON NGƯỜI LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Viện Goethe mời các nghệ sỹ vẽ truyện tranh, hoạt hình, biếm họa và animation Việt Nam gửi một truyện ngắn với 3 hình hoặc hình ảnh động hoặc phim animation liên quan đến Tính Thời Sự của tác phẩm Truyện Kiều.