Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Chuyên gia châu Âu
Christoph Neuberger

Christoph NeubergerẢnh (cắt): © Weizenbaum-Institut.Kay Herschelmann

Điều gì đang xảy ra với những giá trị trung tâm của các xã hội dân chủ như tự do, bình đẳng và sự thật trong xã hội kĩ thuật số: Chúng ta trải nghiệm thế mạnh của chúng thông qua sự gia tăng của các thành phần tham gia và tương tác hay là sự thất bại của chúng qua sự đứt gãy và tăng tốc? Công dân gây được nhiều ảnh hưởng hơn hay chỉ là công cụ của những thế lực mới trên mạng? Làm sao các không gian công cộng có thể thực hiện chức năng tự hiểu xã hội trong thời đại của Hate Speech (phát ngôn thù hận) và Fake News (tin tức giả)? Ai là người chịu trách nhiệm trên mạng cho việc thi hành những kì vọng của xã hội? Facebook có phải là một công ty truyền thông không và các phương tiện truyền thông truyền thống phải tiếp tục phát triển ra sao?
 
Christoph Neuberger phân tích sự biến đổi của giao tiếp xã hội cả về mặt khái niệm lẫn thực nghiệm từ hơn 20 năm nay. Trong bài thuyết trình ông đã tổng kết những sự phát triển cơ bản và mới nhất. Ông chỉ ra rằng thực sự chúng ta đang ở chính giữa sự thay đổi cơ bản – nhưng không phải mọi thứ đều mới.

GS.TS. Christoph Neubeger là Giáo sư về khoa học truyền thông tại Viện Nghiên cứu Truyền thông thuộc Đại học Tự do Berlin và là Giám đốc điều hành của Weizenbaum Institute for the Networked Society, Berlin.

Sau khi tốt nghiệp ngành báo chí, hoàn thành luận án và đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm Giáo sư tại Katholische Universität Eichstätt, ông trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Leipzig (2001/02) và Giáo sư tại Đại học Ludwig - Maxinimilans Munich (2011-2019) và tại Westfälische Wilhelms-Universität Münster (2002-2011).
 
Ông là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Bayern (BAdW) và Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia (acatech).
 
Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm không gian công cộng trên Internet, báo mạng điện tử, hoạt động của báo chí và truyền hình trên Internet, công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, chất lượng truyền thông và nguyên tắc truyền thông.