EMOJIS
CÁC KÝ TỰ HÌNH ẢNH ĐÃ THAY ĐỔI THÔNG TIN LIÊN LẠC NHƯ THẾ NÀO?

Các biểu ký tự hình ảnh khác nhau
© DigiClack - Fotolia.com

Việc sử dung các ký tự hình ảnh ngày càng quan trọng trong trao đổi thông tin qua E-Mails, Chat- và Messenger. Những ký tự hình ảnh nào được người Đức thích sử dụng nhất và chúng đã thay đổi ngôn ngữ của chúng ta như thế nào?
 

Người Đức lo lắng về ngôn ngữ của họ. Tai sao trong cuộc sống hàng ngày, khi viết chúng ta luôn cần những đồ hoạ nhỏ bé này, nữ nhà báo Johanna Adorjan tự hỏi vào tháng 6 năm 2015 trên báo Frankfurter Allgemeinen Zeitung? Twitter, Facebook, WhatsApp hay SMS: ở đây chỉ có một hỗn hợp từ các đoạn văn, các khuôn mặt và các ký tự. Chúng ta đã quên cách thể hiện bằng chữ rồi sao? Chúng ta chỉ hài lòng về lời văn chúng ta viết ra nếu như chúng được trang điểm bằng những bức đồ hoạ nhỏ?

Đối tượng của cuộc bàn luận này là Emojis (trong tiếng Nhật có nghĩa là ký tự hình ảnh), những bức đồ hoạ nhỏ cách điệu những khuôn mặt, bàn tay, xe cộ, thực phẩm – cái danh sách này mỗi năm lại dài thêm ra. Trong thực tế, sự hiện diện của chúng trong giao tiếp hàng ngày đã lớn đến mức để người ta phải tự hỏi: Đây là cái gì? Một ngôn ngữ mới hay những chữ tượng hình hiện đại và trong tương lai có thể chúng sẽ thể hiện mọi điều mà không cần lời văn nữa?

 „Chúng ta đang chứng kiến một sự phát triển rất thú vị „, nhà ngôn ngữ học Beißwenger bày tỏ. Từ nhiều năm nay ông nghiên cứu việc giao tiếp thông trên mạng. Ông đánh giá việc sử dụng các ký tự hình ảnh là một sự thay đổi cách sử dụng lời văn. „ Giao tiếp qua mạng ngày càng gần với nói chuyện đối thoại hơn. Song dĩ nhiên vẫn có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa viết và nói. Trong đoạn văn viết, người đọc không thấy được vẻ mặt và cử chỉ. Bằng các ký tự hình ảnh người ta cố gắng lấp khoảng trống này.

EMOJIS LÀM PHONG PHÚ CÂU CHUYỆN

Beißwenger không hề ngạc nhiên khi ở Đức, sự phát triển này bị chỉ trích:“ Luận điểm về sự xuống cấp của ngôn ngữ đã hoành hành từ hàng chục năm nay trong xã hội.“  Song thực ra chưa hề có nguyên do hợp lý cho sự lo lắng này. „Ngôn ngữ không phải là một khối thống nhất trừu tượng mà chúng ta, những người sử dụng ngôn ngữ phải chịu trách nhiệm về chất lượng của nó. Ngôn ngữ luôn là phương tiện phục vụ cho người sử dụng nó.“ Vì thế thực là vô lý khi nhận định rằng ngôn ngữ sẽ kém đi sau khi nó thay đổi. „ Thực tế là ngược lại.“ Theo nhà ngôn ngữ học thì các ký tự hình ảnh làm phong phú những cuộc nói chuyện qua mạng vì chúng làm tăng tính đối thoại của các lời văn viết. Sử dụng các hình ảnh để làm điều này không phải là một hiện tượng mới . Ý tưởng này  đã có từ lâu, xuất hiện cùng với việc các máy tính được nối thành mạng với nhau.

SỰ RA ĐỜI CỦA SMILEY

Đầu những năm 1980, khi mọi người bắt đầu chuyện trò với nhau trong các diễn đàn trực tuyến  họ nhận ra rất nhanh một vấn đề, đó là việc phân biệt các thông tin có tính đùa cợt với các thông tin nghiêm chỉnh. Nhà tin học Mỹ Scott Fahlmann đã tìm ra giải pháp:một khuôn mặt đang cười nằm nghiêng, được tạo thành bởi dấu hai chấm, một vạch ngang và ngoặc đơn, sẽ là biểu tượng cho sự  hài hước hay châm biếm. Khuôn mặt cười Smile nổi tiếng là biểu tượng cảm xúc đầu tiên. Vì những khuôn mặt được tạo ra bởi những biểu tượng nên sinh ra thuật ngữ này, một sự kết hợp của cảm xúc và biểu tượng.

Khác với các biểu tượng cảm xúc, ký tự hình ảnh là những bức tranh nhỏ độc lập có nhiều nội dung hơn là một khuôn mặt. Người sáng tạo ra chúng vào cuối những năm 1990 là một kỹ sư phần mềm Nhật bản. Đây là một mẹo quảng cáo nhằm lôi kéo các thanh niên sử dụng một chương trình viết tin nhắn: đồ hoạ có 176 điểm ảnh, lấy nguồn cảm hứng từ văn hoá Manga và thư pháp, ví dụ cặp môi son hay một cái bóng đèn. Năm 2010 các biểu tượng này được đưa vào Unicode, một bộ mã chuẩn quốc tế cho chữ cái và mã chữ có tác dụng đảm bảo sự trao đổi thông tin không phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm được sử dụng. Từ đó ngày càng có nhiều các ký tự hình ảnh dược sử dụng, nhất là ở Chats, E-Mails hay các diễn đàn trực tuyến. Cả các hãng quảng cáo, các toà báo và các nhà xuất bản cũng thử nghiệm các ký tự mới này.

MỖI QUỐC GIA CÓ NHỮNG SỞ THÍCH RIÊNG

Đối với Michael Beißwenger thì các ký tự hình ảnh là một lĩnh vực nghiên cứu rất hấp dẫn. Ông là thành viên của  nhóm dự án „Whats up, nước Đức?“. Chương trình khoa học này của trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Dortmund nghiên cứu việc sử dụng các ký tự hình ảnh trong các văn bản của dịch vụ tin nhắn ngắn WhatsApp. Dự kiến đầu năm 2016 sẽ có những kết quả nghiên cứu đầu tiên.

Hãng phần mềm Swiftkey của Anh đã nhanh hơn. Tháng Tư năm 2015 các nhà phát triển ứng dụng bàn phím đã công bố các ký tự hình ảnh mà gần một triệu người người có điện thoại thông minh và máy tính bảng tại 16 nước đã sử dụng. Các phương tiện truyền thông đánh giá khảo cứu này là bản báo cáo đầu tiên trên thế giới về ký tự hình ảnh đã phát hiện ra những sở thích đặc thù của mỗi quốc gia – dĩ nhiên là có dành không gian nhất định cho sư phân tích. Theo Swiftkey thì người Đức-cũng như người dân các nước khác – thích gửi các ký tự hình ảnh mang tính tích cực, một khuôn mặt đang cười. Ở vị trí thứ hai là những trái tim ở rất nhiều dạng khác nhau, và tiếp sau đó là các biểu tượng của sự buồn rầu. Xếp cuối bảng của các ký tượng hình ảnh là các cử chỉ như vỗ tay hay biểu tượng hoà bình.  Cùng với người Pháp, người Đức là những người ít dùng các ký tự biểu hiện về đồng tiền nhất. Ngoài ra người Đức thích gửi ký tự có hình con chuột nhất, nếu như họ sử dụng các ký tự động vật. Song ý nghĩa của những kết quả nghiên cứu này là cái gì? Liệu có phải chúng ta là những người vui tính vô hại như báo chí Đức hỏi một cách châm biếm?

Michael Beißwenger nhìn nhận chương trình của Swiftkey rất nghiêm túc. „Dĩ nhiên còn cần nhiều sự phân tích nữa.“ Ai muốn biết ý nghĩa thật sự của các dữ kiện này phải phân tích cả bối cảnh của việc sử dụng ký tự hình ảnh. „ Chỉ khi được sử dụng cùng với sự trao đổi bằng ngôn ngữ, là một phần của cuộc nói chuyện trực tuyến thì các ký tự hình ảnh mới thể hiện hết các tiềm năng của chúng.“