Những thành phố bền vững
Các làng kỹ thuật số, các thành phố xanh

Bad Berleburg ở bang Nordrhein-Westfalen đã đoạt giải Thành phố bền vững của Đức dành cho những thành phố nhỏ trong năm 2020.
Bad Berleburg ở bang Nordrhein-Westfalen đã đoạt giải Thành phố bền vững của Đức dành cho những thành phố nhỏ trong năm 2020. | Ảnh (Chi tiết): © picture alliance/Norbert Probst/imageBROKER

Những thành phố bền vững nhất ở Đức đều dựa vào sự tham gia của người dân. Ngay cả với nguồn tài chính tương đối ít thì người ta cũng có thể đạt được nhiều kết quả tốt.

Bad Berleburg có lẽ là một thành phố nhỏ nhưng lớn nhất nước Đức, ít ra là về mặt diện tích: thành phố rộng 275 km2 bao gồm 23 ngôi làng với dân số 20.000 người. Diện tích lớn như vậy thực sự là vấn đề lớn cho chính quyền thành phố. "Chúng tôi phải duy trì cơ sở hạ tầng mênh mông", thị trưởng thành phố, ông Bernd Fuhrmann cho hay. Năm 2017 sở tài chính thành phố cạn tiền và có nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Fuhrmann bằng mọi cách ngăn việc phá sản này xảy ra và khởi xướng sự tham gia của người dân. "Tương lai của chúng ta là gì? Chúng ta có thể củng cố ngân sách thế nào và tiếp đó chúng ta có thể sử dụng ngân sách cho việc gì?", là những câu hỏi ông đặt ra cho người dân. 

Thành phố đã đạt được một bước ngoặt với rất nhiều kế hoạch đơn lẻ. Chẳng hạn dự án "Làng kĩ thuật số" hợp tác phát triển chung với Đại học Siegen – từ đó các buổi lễ Chủ Nhât từ nhà thờ được truyền trực tiếp cho mọi người dân. Từ nhiều năm nay Fuhrmann cũng thúc đẩy dự án bảo tồn động vật hoang dã. Vào năm 2013, bò rừng Bison Châu Âu- loài động vật có vú trên cạn lớn nhất thế giới và có nguy cơ bị tuyệt chủng - đã được thả vào khu vực rất nhiều rừng quanh Bad Berleburg. Điều này không chỉ giúp bảo tồn bò rừng Bison mà còn thu hút khách du lịch đến đây. Mỗi năm có hàng chục nghìn du khách đến với "Wisent-Wildnis am Rothaarsteig"(Khu vực bò rừng hoang dã Rothaarsteig) để - với một chút may mắn – có thể chiêm ngưỡng trực tiếp những loài động vật oai vệ này. "Ngay cả ở Đức chúng ta cũng có thể làm gì đó để bảo vệ động vật hoang dã", ông thị trưởng nhấn mạnh.
Cách đây không lâu bị đe dọa tuyệt chủng, bò rừng bây giờ thu hút khách du lịch đến Bad Berleburg. Cách đây không lâu bị đe dọa tuyệt chủng, bò rừng bây giờ thu hút khách du lịch đến Bad Berleburg. | Ảnh (Chi tiết): © Adobe

CHƯơng trình nghị sự địa phương 

Sự phá sản có thể được ngăn chặn. Thành phố Bad Berleburg với những lý do chiến lược và nhiều lý do khác đã trở thành đô thị hoạt động bền vững. Thành phố tiếp tục theo hướng này và tới năm 2030 sẽ triển khai khoảng 200 dự án khác nhau. Các dự án trải dài từ kinh tế sinh thái đến các trương trình giáo dục chất lượng cao hay môi trường làm việc thân thiện cho gia đình cho tới mục tiêu trở thành một địa điểm y tế hàng đầu. Năm 2020 thành phố đã nhận được giải thưởng "Phát triển đô thị bền vững Đức" cho thành phố nhỏ. Giải thưởng này được tài trợ bởi sự hợp tác giữa các công ty, hiệp hội, các tổ chức nghiên cứu và các Bộ với sự tham vấn chặt chẽ của Chính phủ Liên bang. Ngoài ra, thành phố Bad Berlebung cũng hợp tác với khu vực đối tác tại Tansania cho những kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 1992 Đức đã kí Agenda 21(Chương trình Nghị sự 21) và năm 2015 kí Agenda 2030 (Chương trình Nghị sự 2030) của Liên Hợp Quốc với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Các địa phương được kêu gọi tự thực hiện các kế hoạch hành động của riêng mình. "Các thành phố và địa phương, theo nhiều cách khác nhau, đã chứng minh sự phát triển bền vững có thể đạt được thông qua sự hợp tác chặt chẽ với người dân và xã hội dân sự ", ông Gerd Landsberg từ Hiệp hội các Thành phố và Địa phương Đức cho hay. "Sự hợp tác này đảm bảo cho tính bền vững xác thực bởi vì nó liên quan trực tiếp tới đời sống của con người".

Ở Đức, các mục tiêu này được hỗ trợ bởi liên bang và các bang. Chiến lược quốc gia tập trung chủ yếu vào việc giảm diện tích sử dung đất đai, giảm tiêu thụ năng lượng trong giao thông và tạo không gian sống hợp túi tiền cho mọi người. Các bang thúc đẩy các địa phương thực hiện những kế hoạch cụ thể và nhiều nơi trong số đó từ lâu đã tự triển khai các mục tiêu phát triển bền vững cho lợi ích của mình.

Sức mạnh của trái táo

Một ví dụ điển hình cho điều này là thành phố Aschaffenburg bang Bavaria, một thành phố với dân số 70.000 và năm 2020 đã nhận được giải thưởng đô thị bền vững cho thành phố cỡ trung. Từ năm 1995 thành phố và các huyện cùng triển khai các dự án bền vững cho khu vực, theo lời ông Stefan Reis, Phó tổng biên tập nhật báo địa phương Main-Echo. Mọi thứ xuất phát từ sáng kiến cho các vườn cây ăn trái có nguy cơ bị biến mất tại thành phố và các vùng lân cận. Sáng kiến nhằm bảo tồn các loại táo quý hiếm của huyện. Dần dần một mạng lưới những người sản xuất, chế biến và cả một chợ táo địa phương đã hình thành. Những vườn cây có nguy cơ bị biến mất đã trở thành yếu tố phát triển kinh tế.

Để tất cả các nhân tố như công dân, doanh nghiệp, các tổ chức và chính quyền cùng có thể tham gia là nhiệm vụ của ban cố vấn phát triển bền vững. Các khía cạnh về sinh thái, xã hội và kinh tế đều được đánh giá quan trọng như nhau, theo ông Andreas Jung, điều phối viên Chương trình Nghị sự 21. "Chúng tôi không ưu tiên riêng cho cái gì cả", ông Jung nhấn mạnh.
Trong số những thứ khác, giống táo hiếm được trồng trong vườn cây ăn quả. Trong số những thứ khác, giống táo hiếm được trồng trong vườn cây ăn quả. | Ảnh (Chi tiết): © picture alliance/Andreas Franke Chiến dịch vườn cây ăn trái đã mở đầu cho nhiều sáng kiến khác, ông Reis nhớ lại. Vị trí gần trung tâm tài chính Frankfurt đóng một vài trò quan trọng. Khu vục nông thôn đã thu hút các cư dân thành phố lớn và nền kinh tế định hướng địa phương chính là một yếu tố cạnh tranh về du lịch. Một loạt các dự án khác trong nội đô như bảo vệ khí hậu hoặc giao thông xe đạp cũng được ban giám khảo giải thưởng nhấn mạnh. Thị trưởng Klaus Herzog muốn dành số tiền thưởng 30.000 Euro cho việc hỗ trợ xe điện.“

Giao thông sạch

Trong hạng mục các thành phố lớn thì Osnabrück, một thành phố ở miềm Bắc với 165.000 dân đã được chọn là thành phố bền vững nhất. "Phát triển bền vững là một truyền thống lâu đời ở Osnabrück", theo lời ông Claas Beckord, người chịu trách nhiệm về quy hoạch chiến lược của thành phố. Các chương trình nghị sự địa phương đã có từ năm 1998. Thoạt đầu với trọng tâm là giáo dục về môi trường như tại bảo tàng ở Schölerberg. Vì lý do đó, năm 2013 Osnabrück đã nhận được danh hiệu Đô thị Thập niên của UN về Giáo dục về sự Phát triển Bền vững. Hiện nay thành phố tập trung vào mục tiêu giảm khí thải CO2. Theo đó một "Kế hoạch tổng thể bảo vệ khí hậu" được phát triển: các không gian xanh được mở rộng, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho người đi xe đạp, xe Bus được điện hóa và các phương tiện cơ giới cá nhân bị hạn chế.
Xe buýt điện ở Osnabrück: Thành phố ở Niedersachsen đã được trao giải thưởng bền vững năm 2020 cho ý tưởng giao thông trong hạng mục thành phố lớn . Xe buýt điện ở Osnabrück: Thành phố ở Niedersachsen đã được trao giải thưởng bền vững năm 2020 cho ý tưởng giao thông trong hạng mục thành phố lớn . | Ảnh (Chi tiết): © picture alliance /Ingo Wagner/dpa