Athen
Detach, Giám tuyển

Detach © © Daniel Peace Detach © Daniel Peace

TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CÓ GIÁ TRỊ BIỂU TƯỢNG GÌ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ ĐẤT NƯỚC ÔNG?

Tình trạng hiện tại có gì đó giống với vòng lặp vô tận giữa các màn hình và chạy trên màn hình. Một tình trạng như vậy của thuật thôi miên không chỉ giới hạn trong không gian riêng tư, bất kể tinh thần mê muội của hội nghị viễn thông, thống kê theo thời gian thực và số người chết. Trải nghiệm của các user bị tác động, nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi các sự kiện chính, đồng thời user cần học cách chung sống với nỗi sợ. Có thể định nghĩa rõ nhất cách xô lệch các liên kết xã hội như thế bằng khái niệm “đổi khác“. Nên so sánh sự hạn chế các mối liên kết xã hội giống như quan hệ giữa một đứa trẻ không vâng lời và độc quyền quản lý của bộ máy nhà nước vậy.

Check your resolution | © DetachCách giải quyết sai lầm mọi mâu thuẫn xã hội trong nội bộ khả năng tưởng tượng cũng qua đó mà hiện ra trước mắt. Qua quá trình “đổi khác“, sự phụ thuộc vào tiêu dùng trong vòng lặp vô tận của chính ta cũng hiện rõ. Hình thức giải trí mà Covid-19 ép chúng ta phải sử dụng thông qua Zoom/ Skype/ Houseparty hay các diễn đàn video khác, phát triển thành kiểu selfie đa diện mới của chúng ta. Thành một con rồng mới nhiều đầu trong thời gian thực. Hãy kéo màn ra cho vở tác động đại chúng và tiêu dùng đại chúng thường thức chạy trên màn hình. Bạn hãy kiểm tra ngay giải pháp của mình!

ĐẠI DỊCH SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI RA SAO? ÔNG BÀ NHẬN THẤY HỆ QUẢ DÀI HẠN NÀO CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG?

Chủ nghĩa tư bản yêu hiện đại hoá. Và trong tiến trình lịch sử, cái mà sự nghiệp hiện đại hoá tạo ra nhiều hơn hết là ý tưởng cách tân, ví dụ như các phương pháp giết người mới. Nó giết người khắp thế giới bằng bom thông minh, vũ khí hạt nhân, mìn, sự chán chường mỗi ngày, giam cầm vật lý hay bằng kỹ thuật số, dây kẽm gai, vũ khí hoá học, máy bay không người lái, nạn đói, tiêu thụ vô tội vạ, vét sạch tài nguyên thiên nhiên, trả lương như nô lệ v.v. Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản yêu mở rộng, ví dụ mở rộng giám sát, mở rộng hạn chế tự do di chuyển, mở rộng nhà nước cảnh sát, mở rộng chủ nghĩa phát xít công nghệ, mở rộng giới nghiêm dài hạn, mở rộng ý chí sống còn thuần tuý như nội dung duy nhất của cuộc đời.

Nhưng phấn đấu hiện đại hoá trong hệ thống kinh tế xã hội này không phải là mục đích tự thân. Nó phục vụ cho một số ít làm giàu bằng cách bóc lột năng lực sản xuất của số . Hệ thống ấy có thể đạt mục đích bằđôngng cách thử nghiệm các ý niệm cũ. Nếu người ta đưa vào một vế của phương trình các dữ kiện như đóng biên giới, theo dõi giám sát, lợi nhuận và cách ly, thì sẽ có kết quả ở vế bên kia là lý tưởng cũ của chủ nghĩa phát xít.

CÁI GÌ KHIẾN ÔNG HY VỌNG?

Danh từ “hy vọng“ hay được dùng theo nghĩa rập khuôn. Có lẽ nên ngẫm nghĩ về động từ “hy vọng“ thì thú vị hơn nhiều. Khi người ta viết ra chữ, nó chỉ là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Khởi đầu một thư điện tử người ta hy vọng là người kia mạnh khoẻ. Cuối một tin nhắn người ta hy vọng mọi sự tốt lành nhất cho người nhận tin. Trong ngữ cảnh thần học thì người ta hy vọng linh hồn được cứu rỗi.

Rất có thể ý nghĩa của từ ấy đã bị thất truyền, vì nó bị gắn sát vào tương lai. Và tương lai thì đã bị chối từ. Khái niệm “hy vọng“ hàm chứa gì đó khó tiếp cận và khu biệt, và nó đặt ta trước thực tế đã an bài. Trong hiện tại luôn lặp đi lặp lại không có chỗ cho hy vọng. Ý tưởng về hy vọng không chuyên chở nội dung nào thực sự. Hy vọng là phi thực. Giả sử có hy vọng thật, thì ra phải khám phá nó ở dạng số nhiều.

ÔNG CÓ CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ?

Rất có thể đại dịch khủng khiếp nhất của thế giới hiện đại này của chúng ta là đại dịch của chủ nghĩa cá nhân. Nó được nuôi cấy lên và nó đã chiếm chỗ trong mọi chi tiết cuộc sống thường nhật của chúng ta để bảo đảm gìn giữ và tái tạo các tiền đề cho hệ thống kinh tế xã hội thống trị phát triển tiếp. Ta thấy mỗi ngày một rõ hơn, rằng tự nhận thức bản thân không phải là phương tiện thích hợp để vật lộn với “chuyên chính của chính sách sinh học“ và đối đầu với nó. Phát triển các chiến lược sống còn của bản thân là cấu thành cơ bản của một tổng thể xã hội đã được đồng nhất hoá.

Có lẽ chúng ta nên nhân danh sự phồn vinh và tình đoàn kết trên thế giới này mà cố sức đưa các giá trị phổ quát của tổng thể xã hội nói trên ra mặt tiền. Chúng ta phải tự hỏi, liệu chúng ta đã từng bao giờ bình đẳng và bình quyền chưa, liệu có phải bỗng dưng sự kỳ thị bởi chủng tộc, giới tính và giai cấp vì virus corona mà mất đi ý nghĩa.