Nhập đề
Jazz Đức

Jazz Đức rất phong phú. Hầu như không nước châu Âu nào có cộng đồng nhạc Jazz với dải tần rộng về phong cách, truyền thống và lối chơi như Đức. Từ Blues, Boogie và Dixieland cho tới Swing, Bebop và Cool Jazz hay Jazzrock, Free Jazz cùng các hình thức pha trộn giữa Jazz với New Music, World Music, Hip hop, Ambient, Folklore và Pop, gần như mọi thể loại nhạc ngẫu hứng đều có một cơ sở rộng rãi.
Jazz được chơi nhiều và chủ yếu biểu diễn trực tiếp, bất kể bởi sinh viên mới tốt nghiệp hay các bậc lão làng trong nghề. Jazz có lực lượng khán giả đông đảo và thông thạo, có lịch sử đầy thăng trầm và biến cố, và vì hệ thống chính trị liên bang mà có nhiều đặc điểm vùng miền và Jazz có tính năng động nghệ thuật mà từ khi bức tường Berlin sụp đổ được thế giới ngày càng biết đến và tôn vinh. Nói ngắn gọn: Cho đến nay, Jazz từ Đức và ở Đức đã có bản ngã riêng, bắt nguồn từ lịch sử cũng như từ hoàn cảnh đào tạo, từ tình hình biểu diễn và câu lạc bộ, cũng như từ đặc điểm cấu trúc của phân chia chính trị vùng miền.
Quá khứ riêng, hiện tại chung
Nước Đức là một nhà nước liên bang, bị chia cắt thành hai hệ thống chính trị trong hơn bốn thập kỷ. Bên Tây Đức, sau khi tách khỏi các hình mẫu Hoa Kỳ, sự phát triển từ cuối những năm 1960 mang màu sắc cân bằng giữa phản biện truyền thống và bảo thủ. Tuy Free Jazz sau 1970 nhờ ảnh hưởng áp đảo của các nhạc sĩ Wuppertal xung quanh nghệ sĩ Saxophone Peter Brötzmann có vẻ như thắng thế đối với các xu hướng khác, nhưng nhìn về tổng thể thì Jazz ở Tây Đức có một bề rộng các hình thái thể hiện, từ các thử nghiệm của Albert Mangelsdorff đến Jazzrock của Klaus Doldinger.Các nhạc sĩ CHDC Đức đi con đường riêng của mình trong sự xung đột giữa giám sát của nhà nước và bản ngã nghệ thuật. Một số người, nhưnghệ sĩ dương cầm Ulrich Gumpert,đã phát triển bên cạnh Free Jazz một sự hỗn hợp phong cách từ dân ca, ca khúc công nhân và Baroque kiểu Sachsen. Dòng này ít còn được theo đuổi từ sau khi tái thống nhất đất nước. Ngược lại, ngay từ trước 1989, nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhạc sĩ Jazz hai miền Đông Tây đã vượt qua ranh giới chính trị, ví dụ như thông qua các liên hoan âm nhạc hay lưu diễn, và điều đó rất thuận lợi cho sự xích lại gần nhau sau tái thống nhất.
Những điểm đặc biệt trong cấu trúc
Chất lượng của Jazz Đức được bảo đảm bởi một mạng lưới dày đặc các cơ quan, hoạt động và biện pháp hỗ trợtoàn quốc. Trong đó truyền thanh và truyền hình đóng vai trò quan trọng. Tổ hợp các kênh truyền thanh truyền hình Đức (ARD) với các chi nhánh địa phương không chỉ hướng sự chú ý đến các trung tâm Jazz đơn lẻ, mà còn truyền các buổi diễn của liên hoan âm nhạc và câu lạc bộ, qua đó có tác dụng xây dựng và phát triển cũng như lưu trữ.
Xung lực từ khắp thế giới
Jazz ở Đức mang nặng dấu ấn của các nhạc sĩ đến từ nước ngoài và nhờ kinh nghiệm âm nhạc mà đem lại xung lực cho các nhạc sĩ từFlensburg đến Garmisch. Sự phong phú về thể loại và tính phổ quát tiềm năng của Jazz tạo ra tính cởi mở của các chủ thể, nhà tổ chức, truyền thông và khán giả, vốn là những nhân tố làm cho nước Đức trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhạc sĩ từ khắp thế giới. Aki Takase, Vladyslav Sendecki, David Friedman, Kalle Kalima hay Cymin Samawatie là một số trong những bậc thầy đã đem lại xung lực quốc tế với các dự án và ban nhạc của mình tới Đức.
Các trung tâm vùng
Mỗi địa điểm Jazz có nét đặc biệt về phong cách của mình. Frankfurt mang dấu ấn của trường phái tiên phong với Albert Mangelsdorff và Heinz Sauer. Hamburg được coi là kinh đô của Modern Mainstreams, Hannover đã từng là thành trì của Acid Jazz. Weilheim ở bang Bayern nổi tiếng nhờ kết hợp Postrock và Jazzavantgarde. Wuppertal đồng nghĩa với Free Jazz. Berlin và Köln tượng trưng cho sự phong phú của nhiều phong cách Jazz, nhưng tất cả các xếp hạng trên đều chỉ là xuất phát điểm cho một định hướng ban đầu mà thôi. Trong mấy năm qua, chủ yếu ở Berlin đã hình thành một cộng đồng quốc tế khả dĩ phá bung mọi ranh giới giữa các phong cách, thể loại và thế hệ, tạo ra thước đo mới thông qua sự duyên dáng cận văn hoá và đồng thời cũng nhờ sự tự lập theo chủ nghĩa thế giới. Cộng đồng này hoàn toàn sánh ngang với New York và London. Nhờ vậy “Jazz - made in Germany“ không chỉ là một thương hiệu, mà từ xưa đã là một lựa chọn, một cơ may và một tương lai.Kết nối trong cộng đồng

Bản sắc nghệ thuật
Tuy nhiên, trong thời đại đa phong cách, đa văn hoá và cởi mở du nhập thì bản sắc nghệ thuật vẫn mang ý nghĩa tối thượng để các nhạc sĩ Jazz thể hiện mình trước phần còn lại của thế giới. Người ta chuộng cá tính, trong một số lĩnh vực và từ một thập kỷ nay đã nổi bật nhiều ban nhạc và nghệ sĩ. Klaviertrio phát triển nhanh chóng không chỉ ngoài nước, mà cũng ở Đức. Các ban nhạc như Tingvall Trio từ Hamburg, Michael Wollnys (em)từ Berlin hay Kölner Pablo Held Trio không chỉ thuyết phục khán giả, mà đồng thời còn khai phá đất mới với các thử nghiệm trong giao lưu, cấu trúc và ý niệm.