Johann Wolfgang von Goethe
Thúc đẩy bởi ham muốn tìm tòi và sự say mê trong cuộc sống

Ông là nhà thơ và luật gia, giám đốc nhà hát và nhà khoa học tự nhiên, chính khách và người đi du ngoạn: Johann Wolfgang von Goethe là một thiên tài đa năng và những mối quan tâm của ông là rất đa dạng. Đòi hỏi của ông luôn là: làm được điều tốt nhất từ cuộc đời.
Cho đến ngày nay Johann Wolfgang von Goethe vẫn được các chuyên gia thích gọi là một bậc thiên tài đa năng: Sự đa dạng của những mối quan tâm và những đam mê của ông, kho tàng đồ sộ các công trình nghệ thuật của ông, hoạt động chính trị và khoa học tự nhiên của ông – tất cả những điều đó thừa đủ cùng một lúc cho nhiều người. Khi mới 39 tuổi nhà luật gia sinh năm 1749 ở Frankfurt đã có một sự nghiệp chính trị đáng kể trong triều Weimar. Ông không chỉ trở thành người tin cậy và cố vấn cho Công tước trị vì Carl August, mà còn được phong làm ủy viên Hội đồng cơ mật, cũng như chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khai mỏ, xây dựng đường xá và quân sự. Nhiều cải cách được ông khởi xướng với tư cách là chính khách trong triều, ông thúc đẩy việc khai thác bạc và đồng, nỗ lực tu sửa đường xá và ổn định tình hình tài chính của công quốc.
tác giả xì-căng-đan và người mở van
Sau tác phẩm về chàng „Werther“ nhiều tác phẩm khác ra đời: Các vở kịch như Faust, được Gothe bắt đầu sáng tác từ khi còn trẻ trong ngôi nhà ông được sinh ra ở Frankfurt , hay Iphigenie auf Tauris (Iphigenie trên bán đảo Teauris), những tiểu thuyết tiếp theo như Wilhelm Meisters Lehrjahre (Những năm tháng học hành của Wilhelm Meister), thêm vào đó là những truyện kể vể những chuyến đi và các bài thơ. Trong số những tác phẩm thi ca nổi tiếng nhất của Goethe có Über allen Wipfeln ist Ruh, An den Mond và der Erlkönig.
Nơi gặp gỡ của giới nghệ thuật
Hoạt động của Goethe xảy ra trong thời kỳ „Sturm und Drang“ (Bão táp và thúc dục), một giai đoạn được tạo dấu ấn bởi một khái niệm mới về thiên tài: theo quan niệm hiện đại của thời kỳ đó, nghệ sĩ tự sáng tạo nên bản thân mình. Họ không bắt chước, mà làm việc một cách tự chủ và với bản sắc của riêng mình trong một sự tự do phát triển mới. Đồng hành cùng Goethe là nhà thơ Johann Gottfried Herder và nhà viết kịch Friedrich Schiller, mà với ông, Goethe đã kết nối một tình bạn thân thiết – sau thời gian đầu hai người hay tặng cho nhau những ánh mắt đầy ghen tị.Hai người không chỉ trao đổi suy nghĩ với nhau, họ còn khích lệ nhau đâm hoa, kết trái trong công việc, tranh luận với nhau về việc đổi mới nhà hát và cùng nhau nghĩ ra những vần thơ châm biếm, còn gọi là Xenien: hai ông nhận thấy hoạt động văn học còn quá tầm thường, những người cùng thời thì quá nhỏ nhen – và phê phán những người cùng hội, cùng thuyền với hai ông bằng những vần thơ theo phong cách thi ca cổ đại.
Có thể điều đó làm người ta rút ra kết luận về một tinh thần kiêu ngạo, và quả thật Goethe bị coi là có những tính cách ích kỷ, tự cao và ngạo mạn. Chính Schiller, khi hai người mới quen nhau, cũng coi Goethe là „một kẻ ích kỷ ở một mức độ khác thường“ (trong một bức thư viết cho nhà xuất bản của ông). Tuy nhiên Goethe cũng được coi là một người dễ chịu, dễ gần và đáng kính, là người chăm viết thư trao đổi và chăm chút cộng đồng. Thường xuyên có các nghệ sĩ, những người trong triều và học giả lui tới những cộng đồng do Goethe tổ chức trong nhà của ông ở khu Frauenplan – Weimar và ông tiếp đón các nhà thơ đồng nghiệp như nhà thơ trẻ khi đó còn chưa nổi tiếng Heinrich Heine. Goethe cũng nổi tiếng quen biết nhiều phụ nữ và nổi tiếng về nhiều mối tình của ông: một mối tình thuần khiết đã kết nối ông với Charlotte von Stein, còn nữ công tước Anna Amalia cũng trở thành người phụ nữ của trái tim ông. Rút cục Goethe đã chung sống 18 năm với Christiane Vulpius, một phụ nữ người Weimar, trước khi ông kết hôn với người phụ nữ này năm 1806. Khi đó August, cậu con trai chung của hai người đã 17 tuổi.
Từ a như màu xanh azur đến z như xương răng cửa trên
di sản to lớn
Khi Goethe qua đời năm 1832 ở Weimar, ông để lại những vở kịch, các tập thơ, những tập truyện, tiểu thuyết, tiểu luận và bài viết, những mô tả các chuyến đi, một hồi ký tự truyện và một cuốn sách về thuyết mầu sắc. Cho đến nay một vài tác giả chuyên viết tiểu sử đã mổ xẻ con người Goethe, đã dựa trên những nguồn khác nhau tìm cách thể hiện lại những động lực thôi thúc ông và tính cách của ông, gọi ông là người có nội tâm mâu thuẫn, có lần cho ông là người có tư duy quá “cung đình”, có lần phơi bày tinh thần cải cách của ông. Nhưng có lẽ về nhà thiên tài đa đăng luôn muốn tìm tòi và hành động này tốt nhất là nhận định của nhà viết tiểu sử Rüdiger Safranski và chính điều đó đã truyền cảm hứng cho ông khi ông viết phụ đề cho quyển sách của ông Goethe. Công trình nghệ thuật của cuộc đời: Đòi hỏi của ông và nghệ thuật của ông là làm được điều tốt nhất từ cuộc đời.