Trình chiếu bài giảng & thảo luận Trật tự xã hội trong Xã hội số

Trật tự xã hội trong Xã hội số © Viện Goethe Hà Nội

T6, 02.04.2021, 19h
Bắt đầu đăng ký: 18h30 | Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Viện Goethe Hà Nội

Thảo luận | 02.04.2021, 19h
Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội và Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh 
Đăng ký vào cửa lúc 18h30 | Chương trình bắt đầu lúc 19h

Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Bắt đầu lúc 18h45


Zoom-Link đến buổi thảo luận


‘Trật tự xã hội trong xã hội số’

Các tổ chức hiện đại, bao gồm các tổ chức công và tư nhân, đều dựa vào các công cụ và quy trình theo dõi, đánh giá hành vi cá nhân và gán cho họ tư cách thành viên trong các danh mục phân loại khác nhau. Họ sử dụng những thông tin thu thập được theo nhiều cách khác nhau để theo dõi hành vi, tính toán rủi ro, hoặc trích xuất các giá trị. Những phân loại này phân phối giá trị, xếp hạng con người và mọi thứ, và định hình cuộc sống tương lai của họ.

Trật tự xã hội được cấu thành và hợp pháp hóa như thế nào trong một xã hội bị chi bởi các yếu tố phân cấp kỹ thuật số? Những phát triển mới này có ý nghĩa gì đối với các nguyên tắc cơ bản như bình đẳng và công bằng? Ý nghĩa đạo đức của việc theo dõi cá nhân thông qua lăng kính của các kiến trúc phân loại mới này là gì? Và chúng ta giải thích thế nào về việc sử dụng các kỹ thuật để dự đoán kết quả đang phát triển hiệu quả hơn bao giờ hết nhưng lại trở nên khó hiểu với con người?

Về các chuyên gia


MARION FOURCADE
Marion Fourcade © Marion Fourcade Các tổ chức hiện đại, bao gồm các tổ chức công và tư nhân, đều dựa vào các công cụ và quy trình theo dõi, đánh giá hành vi cá nhân và gán cho họ tư cách thành viên trong các danh mục phân loại khác nhau. Họ sử dụng những thông tin thu thập được theo nhiều cách khác nhau để theo dõi hành vi, tính toán rủi ro, hoặc trích xuất các giá trị. Những phân loại này phân phối giá trị, xếp hạng con người và mọi thứ, và định hình cuộc sống tương lai của họ.

Trật tự xã hội được cấu thành và hợp pháp hóa như thế nào trong một xã hội bị chi bởi các yếu tố phân cấp kỹ thuật số? Những phát triển mới này có ý nghĩa gì đối với các nguyên tắc cơ bản như bình đẳng và công bằng? Ý nghĩa đạo đức của việc theo dõi cá nhân thông qua lăng kính của các kiến trúc phân loại mới này là gì? Và chúng ta giải thích thế nào về việc sử dụng các kỹ thuật để dự đoán kết quả đang phát triển hiệu quả hơn bao giờ hết nhưng lại trở nên khó hiểu với con người.

Marion Fourcade có bằng Cử nhân Xã hội học (Đại học Paris 7) và Kinh tế (Đại học Paris 1), Bằng Thạc sĩ Khoa học Xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), Tiến sĩ Xã hội học (Đại học Harvard). Bà hiện là Giáo sư xã hội học tại Đại học California, Berkeley và là thành viên liên kết của Trung tâm MaxPo Pháp-Đức về Đối phó với sự bất ổn trong xã hội. Cuốn sách sắp tới của Marion Fourcade, The Ordinal Society, nói về các hình thức phân tầng xã hội và đạo đức mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.

TS. TRẦN MỸ MINH CHÂU
Tran My Minh Chau © Tran My Minh Chau Giảng viên chuyên ngành Kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cô tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Lincoln, New Zealand và sau đó hoàn thành bậc tiến sĩ tại Đại học Monash, Úc. Các nghiên cứu của cô tập trung chủ yếu vào bất bình đẳng giới trong thị trường lao động và ảnh hưởng của điều kiện phát triển giai đoạn mầm non đối với các nhóm yếu thế. Cô cũng quan tâm đến kinh tế học hành vi và kinh tế học thực nghiệm và có kinh nghiệm thực hiện các thí nghiệm/ khảo sát ở Việt Nam.
TS. Minh Châu cũng đã có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí uy tín hàng đầu như: International Journal of Social Economics, International Journal of Bank Marketing, Economic Development and Cultural Change.

PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO
Vo Tri Hao © Vo Tri Hao Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh
Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Center - VIAC)
Nguyên Trưởng khoa Luật Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
PGS. TS. Võ Trí Hảo tốt nghiệp Cử nhân và Thạc sỹ Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từng tham gia khóa đào tạo về Chính trị học tại trường Đại học Massachusetts. Năm 2011, anh lấy bằng Tiến sĩ Luật tại trường Đại học Tự do Berlin, Đức.
 
Anh từng là giảng viên chuyên ngành Luật hành chính, Luật Hiến pháp, Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Pháp lý tại Khoa Luật, Khoa Luật kinh doanh tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
 
PGS. TS. Võ Trí Hảo cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm về Luật pháp, Chính trị học và các vấn đề thực tiễn liên quan trên các tờ báo, tạp chí trong và ngoài nước như Tạp chí Khoa học trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (Văn phòng Quốc hội Việt Nam), Europe Study Magazine, v.v.

 

Quay lại