Trình chiếu bài giảng & thảo luận Chính sách cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đô thị

Chính sách cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đô thị © Viện Goethe Hà Nội

T5, 22.04.2021, 19h
Bắt đầu đăng ký: 18h30
Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Viện Goethe Hà Nội

Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội và Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh
Đăng ký vào cửa lúc 18h30
Chương trình bắt đầu lúc 19h

Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Bắt đầu lúc 18h45


Zoom-Link đến buổi thảo luận
 

‘Chính sách cơ sở hạ tầng kỹ thuật số’

Quá nửa dân số thế giới đang sống trong thành phố và xu hướng này ngày càng tăng. Các thành phố hiện đại phụ thuộc phần lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng vô hình, một hệ thống chỉ được lưu ý đến khi chúng ngừng hoạt động. Ngay cả internet cũng là một dạng cơ sở hạ tầng vật chất mặc dù thường được mô tả dưới dạng phi vật chất. "Các thành phố thông minh" được ca ngợi hứa hẹn số hoá đô thị bằng cách hợp nhất hai hệ thống cơ sở hạ tầng này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không vận hành nữa? Các thành phố có thể "thông minh" không và chúng có nên thông minh như vậy không? Có những lợi ích và giá trị nào gắn liền với các cơ sở hạ tầng này? Làm sao để chúng ta đảm bảo rằng các thành phố trong xã hội số là các không gian công cộng và phục vụ lợi ích cộng đồng chứ không phải phục vụ các lợi ích thương mại?
 
Stephen Graham

Giáo sư Stephen Graham © Stephen Graham
là Giáo sư về các thành phố và xã hội tại trường Kiến trúc, Quy hoạch và Cảnh quan thuộc Đại học Newcastle. Ông có nền tảng kiến thức liên ngành về địa lý nhân văn, kiến trúc đô thị và xã hội học công nghệ. Từ đầu những năm 1990, Giáo sư Graham đã phát triển trên các cơ sở này những quan điểm phản biện như các thành phố đã chuyển hoá như thế nào do những thay đổi đáng chú ý trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tính di động, truyền thông kỹ thuật số, sự giám sát, an ninh, chủ nghĩa quân phiệt và sự phát triển theo chiều dọc. Các cuốn sách của ông bao gồm Viễn thông và Thành phố (Telecommunications and the City) với mit Simon Marvin, các thành phố bị phá huỷ: Khi cơ sở hạ tầng không hoạt động và theo chiều đứng: Thành phố từ Vệ tinh đến các boong ke (Disrupted Cities: When Infrastructures Fail und Vertical: The City From Satellites to Bunkers). Cuốn sách xuất bản năm 2011 của ông Các thành phố bị bao vây: chính sách đô thị hóa chiến sự mới (Cities Under Siege: The New Military Urbanism) được đề cử giải Orwell cho văn học chính trị và được báo Guardian chọn là cuốn sách của tuần.
 
TS. Trương Minh Huy Vũ

Dr. Trương Minh Huy Vũ © Trương Minh Huy Vũ
hiện là Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM (ITP). Trước đó, TS. Vũ là Phó giám đốc ITP, Phó trưởng ban Ban Đối Ngoại và Phát Triển Dự Án ĐHQG-HCM (2018-2019). Từ 2015 đến 2018, TS. Vũ công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM trong vai trò Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) và Phó Trưởng khoa, kiêm Trưởng Bộ môn Chính trị Quốc tế thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế. Ông từng là nghiên cứu viên cao cấp tại trường Chính sách công và Môi trường (SPEA), đại học Indiana, Hoa Kỳ (2018-2020). TS. Vũ bảo vệ luận án Tiến Sĩ Kinh tế-Chính trị Quốc tế tại Đại học Bonn, CHLB Đức (magna cum laude) vào năm 2014 với học bổng toàn phần của Bộ Ngoại Giao Đức. Các ấn phẩm của TS. Vũ xuất hiện trên các tạp chí khoa học và thảo luận chính sách như The National Interest, The Asan Forum, Revista Brasileira de Política Internacional, Global Asia, East Asia Policy, The German Journal on Contemporary Asia, The Asia Maritime Transparency Initiative và RSIS Commentaries. Ông cũng là đồng chủ biên tập sách “Power Politics in Asia’s Contested Waters Territorial Disputes in the South China Sea” được NXB Springer phát hành vào đầu năm 2016. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, TS. Vũ còn tham gia tư vấn cho Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) v.v, và là thành viên của các nhóm phục vụ nghiên cứu đầu vào cho các cơ quan TW, các địa phương ở Việt Nam.
 
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Lan

Nguyen Thi Thai Lan Porträt © Nguyễn Thị Thái Lan
hiện đang là Giảng viên Công tác xã hội, khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ năm 2014-2016, PGS.TS. Lan là Giảng viên khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội, Việt Nam và trước đó cũng từng giảng dạy tại khoa Khoa học Xã hội nền tảng, Trường Cao đẳng Lao động và Xã hội, Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội, Việt Nam. Năm 2009, PGS.TS. Lan được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia về phát triển chương trình công tác xã hội nòng cốt.
Cô tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (1994), lấy bằng Thạc sỹ Công tác xã hội năm 2004 tại Đại học Regina, Canada và bằng Tiến sỹ Công tác xã hội năm 2015 tại Đại học New South Wales, Sydney, Australia.
Các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy của cô bao gồm quyền lợi xã hội và nghề công tác xã hội; hành vi của con người và môi trường xã hội; lý thuyết và mô hình công tác xã hội; công tác xã hội với các nhóm; quản lý công tác xã hội; chương trình đào tạo đạo đức công tác xã hội dựa trên năng lực, dịch vụ cho trẻ tự kỷ.
Một số dự án nghiên cứu của cô như: Đề án nghiên cứu thực hiện quyền phúc lợi của nhân dân thông qua chuyên môn hóa công tác xã hội năm 2020 (do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ); Đánh giá đa quốc gia về lực lượng lao động dịch vụ xã hội ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam năm 2018 (do UNICEF vùng và tại Việt Nam tài trợ) .v.v.

Quay lại