Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Một ngày / One day

Biên đạo: Trần Ly Ly
Ánh sáng: Herbert Cybulska
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB)

Một ngày / ONE DAY là vũ đạo dài tập đầu tiên của Trần Ly Ly. Tiết mục do Viện Goethe hỗ trợ tài chính và được trình diễn trên sân khấu với sự hợp tác của nghệ sĩ ánh sáng giàu kinh nghiệm Herbert Cybulska. Đây cũng là tiết mục khai mạc Ngày Liên minh Châu Âu vào ngày 09.05.2007. Tự do và đa dạng trong nghệ thuật và văn hóa là những mục tiêu của chính sách văn hóa và truyền thông của Liên minh Châu Âu. “Với sự cam kết dành cho những điều bình dị, Trần Ly Ly dấn thân vào tính thẩm mỹ của nghệ thuật múa truyền thống của Việt Nam đương đại. Cô ấy không quan tâm đến những người hùng, những trận chiến trong quá khứ hay những mô típ cảm động của văn học dân gian, mà là những câu chuyện từ trải nghiệm cá nhân, nơi mà cô ấy có thể khám phá nhiều hơn đằng sau những điều bình thường.” (Chương trình năm 2007)

  • HAN Ein Tag 2007 1 © Goethe-Institut Hanoi
    Một ngày
  • HAN Ein Tag 2007 2 © Viện Goethe Hà Nội
    Một ngày
  • HAN Ein Tag 2007 3 © Viện Goethe Hà Nội
    Một ngày
  • HAN Ein Tag 2007 4 © Viện Goethe Hà Nội
    Một ngày
  • HAN Ein Tag 2007 5 © Viện Goethe Hà Nội
    Một ngày
  • HAN Ein Tag 2007 6 © Viện Goethe Hà Nội
    Một ngày
Hai năm sau, Viện Goethe hỗ trợ Trần Ly Ly dàn dựng vở múa Living in the Box phản ánh thế giới nội tâm của những con người đa nhân cách. Chủ đề và ngôn ngữ vũ đạo của tác phẩm vẫn còn mới mẻ đối với khán giả lúc bấy giờ. Những bài múa này và những tiết mục khác của Trần Ly Ly như ZEN (2012), BURNING MAN'S FIGURE gây ấn tượng mạnh trên sân khấu múa đương đại. Năm 2013, Trần Ly Ly nhận giải nhất cuộc thi biên đạo múa trẻ. Sau đó, Trần Ly Ly có chia sẻ rằng: “Công chúng bây giờ đã sẵn sàng đón nhận nghệ thuật đa dạng. Họ muốn xem, muốn tham gia và trải nghiệm. Đây là một xu hướng mới nhưng đã phát triển rất mạnh ở Việt Nam.”

Trong những năm qua, nếu kinh phí cho phép, Viện Goethe đều hỗ trợ mời các nghệ sĩ tham gia hợp tác hoặc hội thảo ở Đức cũng như các hội thảo trong khu vực. Chuyến đi Kuala Lumpur năm 2011 của Trần Ly Ly là một ví dụ điển hình. Viện Goethe coi hoạt động quảng bá các nghệ sĩ địa phương chính là việc tăng cường khả năng biểu đạt và sự đa dạng trong nghệ thuật. Trong khoảng thời gian từ 2014-2016, Viện Goethe tiếp tục hỗ trợ ba tiết mục nữa của Trần Ly Ly 7x, YES YES NO NO 1, và YES YES NO NO 2, trong khuôn khổ Liên hoan Múa đương đại: Sự gặp gỡ Á-Âu.

Năm 2016, Trần Ly Ly đến thăm Vũ đoàn múa của Đức với cương vị là Phó Hiệu trưởng Trường Múa Thành phố Hồ Chí Minh. Những trải nghiệm và cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp đã truyền cảm hứng cho cô phát triển một chương trình mới về múa đương đại. Dieter Heitkamp từ Đại học Âm nhạc và Biểu diễn Nghệ thuật Frankfurt và Viện Goethe đã ủng hộ sáng kiến ​​của cô. Năm 2019, Trần Ly Ly được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) và năm 2022, được thăng chức cấp cao trong Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch.

Các link liên quan