Trình chiếu bài giảng & thảo luận Số hóa giải quyết vấn đề gì?

What problem does digitalisation solve? © Viện Goethe Hà Nội

T6, 15.01.2021

Goethe-Institut Hà Nội

Zoom-Link đến buổi thuyết giảng

Hằng ngày, chúng ta để lại thông tin cá nhân của mình khi chúng ta tham gia vào các hoạt động mua sắm trực tuyến trên các nền tảng, ứng dụng…, cũng như ở các siêu thị, nhà hàng; sử dụng định vị khi lái xe; bị theo dõi bởi các camera giao thông; đăng tải các thông tin trên mạng xã hội, hoặc sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin, các ứng dụng khác.
 
Công nghệ số đã thay đổi hoàn toàn thế giới: các mối quan hệ, công việc của chúng ta và thậm chí cả kết quả các cuộc bầu cử - tất cả dường như tuân theo những quy luật hoàn toàn mới.
 
Con người và các tổ chức kết nối với các kỹ thuật số này. Armin Nassehi cho rằng, khi một cái gì đó chứng minh được giá trị của nó, cũng như được phổ biến rộng rãi theo thời gian, điều đó có nghĩa là nó có giá trị về mặt cấu trúc. Nếu công nghệ kỹ thuật số thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội, nó dường như giải quyết một số vấn đề. Vậy thì, công nghệ kỹ thuật số giải quyết vấn đề gì?
 
Dữ liệu kỹ thuật số làm cho thế giới của chúng ta có thể đọc được. Nó rất hữu ích cho việc lập kế hoạch, cho tiếp thị, hậu cần, y tế, quan sát nhân khẩu học hoặc môi trường và thậm chí cả lập kế hoạch xã hội. Dữ liệu kỹ thuật số cũng cho chúng ta thêm thông tin về chính mình, cung cấp thông tin để giải quyết vấn đề và biến những gì trước đây vô hình bây giờ trở nên hữu hình.
 
Bài giảng được giới thiệu bởi Triết gia-Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. GS. Armin Nassehi sẽ tham gia trực tuyến từ Munich, Đức.
 
Armin Nassehi (Giáo sư Xã hội học tại Ludwig-Maximilian-University Munich)
Ông nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực xã hội học văn hóa, xã hội học chính trị, xã hội học tôn giáo cũng như xã hội học kiến thức và khoa học. Xã hội học của ông dựa trên lý thuyết hệ thống của Niklas Luhmann. Bài giảng của Nassehi dựa trên cuốn sách "Muster. Theorie der digitalen Gesellschaft" của ông.
 
Bùi Văn Nam Sơn (Triết gia-Dịch giả)
Ông là một bộ óc khổng lồ về tri thức triết học, biết thành thạo nhiều thứ tiếng: Đức, Anh, Pháp, Hoa. Ông cũng đã dịch và chú giải các tác phẩm khoa học xã hội và triết học kinh điển như: ‘The Three Critiques’ của Immanuel Kant: ‘Phê phán lý tính thuần túy (2004)’, ‘Phê phán năng lực phán đoán’, ‘Phê phán lý tính thực hành’ (2007), cũng như của Friedrich Hegel: ‘Hiện tượng tinh thần học’ (2006), ‘Logic bách khoa toàn thư’ (2006), ‘Khoa học logic’ (2008). Ông hiện đang dịch triết học của Jürgen Habermas.
 
Từ năm 1964 đến 1968 ông học triết học tại đại học Văn Khoa Sài Gòn. Từ năm 1968 ông sang Đức du học khoa Triết tại trường đại học J.W.Goethe, Frankfurt/Main. Ông là học trò của hai nhà triết học hàng đầu thế giới là Karl Otto Apel (1922 - 2017) và Habermas (sinh năm 1929). Sau 30 năm sống và làm việc ở Đức ông quay về sinh sống tại Việt Nam. Hiện tại ông sống tại Tp. Hồ Chí Minh.

 

Quay lại