Trình chiếu bài giảng & thảo luận Dân chủ và không gian công cộng trong Xã hội kỹ thuật số

DigiGell 05.02.2021 © Viện Goethe Hà Nội

T6, 05.02.2021, 19h
Bắt đầu đăng ký: 18h30
Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Goethe-Institut Hà Nội

GS.TS. Christoph Neuberger sẽ tham gia trực tuyến từ Đức.

Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội và Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh
Đăng ký vào cửa lúc 18h30
Chương trình bắt đầu lúc 19h

Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Bắt đầu lúc 18h45

Zoom-Link đến buổi thuyết giảng
 

Hướng dẫn cho người tham gia chương trình

Khi tham gia sự kiện, Viện Goethe Hà Nội đề nghị các khán giả thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Có mặt tại Viện Goethe để check-in và khai báo y tế lúc 18h30 Thứ Sáu, 05.02.2021
  • Luôn đeo khẩu trang
  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại nơi check-in
  • Những khán giả đến từ vùng dịch không nên tham gia sự kiện cộng đồng để đảm bảo an toàn cho mọi người

Điều gì đang xảy ra với những giá trị trung tâm của các xã hội dân chủ như tự do, bình đẳng và sự thật trong xã hội kĩ thuật số: Chúng ta trải nghiệm thế mạnh của chúng thông qua sự gia tăng của các thành phần tham gia và tương tác hay là sự thất bại của chúng qua sự đứt gãy và tăng tốc? Công dân gây được nhiều ảnh hưởng hơn hay chỉ là công cụ của những thế lực mới trên mạng? Làm sao các không gian công cộng có thể thực hiện chức năng tự hiểu xã hội trong thời đại của Hate Speech (phát ngôn thù hận) và Fake News (tin tức giả)? Ai là người chịu trách nhiệm trên mạng cho việc thi hành những kì vọng của xã hội? Facebook có phải là một công ty truyền thông không và các phương tiện truyền thông truyền thống phải tiếp tục phát triển ra sao?
 
Christoph Neuberger phân tích sự biến đổi của giao tiếp xã hội cả về mặt khái niệm lẫn thực nghiệm từ hơn 20 năm nay. Trong bài thuyết trình ông đã tổng kết những sự phát triển cơ bản và mới nhất. Ông chỉ ra rằng thực sự chúng ta đang ở chính giữa sự thay đổi cơ bản – nhưng không phải mọi thứ đều mới.

GS.TS. Christoph Neuberger
Christoph Neuberger Ảnh (cắt): © Weizenbaum-Institut.Kay Herschelmann là Giáo sư về khoa học truyền thông tại Viện Nghiên cứu Truyền thông thuộc Đại học Tự do Berlin và là Giám đốc điều hành của Weizenbaum Institute for the Networked Society, Berlin.
Sau khi tốt nghiệp ngành báo chí, hoàn thành luận án và đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm Giáo sư tại Katholische Universität Eichstätt, ông trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Leipzig (2001/02) và Giáo sư tại Đại học Ludwig - Maxinimilans Munich (2011-2019) và tại Westfälische Wilhelms-Universität Münster (2002-2011).
 
Ông là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Bayern (BAdW) và Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia (acatech).
 
Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm không gian công cộng trên Internet, báo mạng điện tử, hoạt động của báo chí và truyền hình trên Internet, công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, chất lượng truyền thông và nguyên tắc truyền thông.
 
TS. Trần Nguyên Khang

TS. Trần Nguyên Khang © Trần Nguyên Khang hiện là giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc gia - Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên Khang tốt nghiệp Thạc sĩ về Khoa học Chính trị tại Pháp (2008). Năm 2017, anh lấy bằng tiến sĩ về Quan hệ quốc tế, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Tại USSH, các môn anh giảng dạy tập trung vào Toàn cầu hóa, Các vấn đề toàn cầu, Quyền lực trong quan hệ quốc tế và Truyền thông đa văn hóa. Hiện tại hướng nghiên cứu của anh tập trung vào Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, và anh đã xuất bản cũng như trình bày về chủ đề này trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong nước cũng như quốc tế. Năm 2016, Khang được mời thỉnh giảng tại Đại học Findlay, Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2018, cuốn sách đầu tiên của Khang ra mắt, đề cập đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc sử dụng sức mạnh mềm của Pháp. Cũng trong năm đó, với sự tài trợ của Japan Foundation, Khang được chọn tham dự chương trình nghiên cứu thực địa tại Nhật Bản nghiên cứu sức mạnh mềm của quốc gia này.
 
TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thúy Hằng © Nguyễn Thị Thúy Hằng là Trưởng Bộ môn Chính trị Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô nhận bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô cũng đã tham gia một chương trình trao đổi tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stockholm, Thụy Điển. Ngoài niềm đam mê với công việc giảng dạy, cô còn là người đóng góp cho các tờ báo tại Việt Nam và là một nhà nghiên cứu nhiệt tình. Các nghiên cứu của cô tập trung vào Truyền thông và Chính trị, Báo chí Chính trị, Chế độ thuộc địa và những ảnh hưởng của nó đối với những thay đổi chính trị, xã hội và văn hóa ở Việt Nam.

Quay lại