Trình chiếu bài giảng & thảo luận Để số hóa phục vụ sự phát triển bền vững!

HAN 09.08.2021 © Viện Goethe Hà Nội

T2, 09.08.2021, 19h
Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Chương trình trực tuyến

Trực tiếp trên Zoom và Facebook

Zoom Link đến buổi thảo luận

Số hóa là một trong những quá trình chuyển đổi lớn nhất trong thời đại của chúng ta - mọi người đều đồng ý về điều đó. Nhưng nó thực sự có ý nghĩa gì đối với hệ sinh thái và công bằng xã hội? Số hóa mang lại những cơ hội và rủi ro nào cho sự bền vững? Liệu số hóa có dẫn đến một thế giới xanh thông minh, trong đó mọi người đều được hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ và đồng thời chúng ta đối xử với môi trường một cách đúng mức? Hay chúng ta đang hướng tới một chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, mà ở đó chỉ một số ít nắm giữ tài chính và quyền lực trong tay và nền kinh tế thậm chí còn phát triển vượt ra ngoài ranh giới hành tinh?

Trong bài giảng của mình, Tilman Santarius sẽ lập luận rằng các cuộc thảo luận về các vấn đề chính sách mạng lưới và kỹ thuật số phải được liên kết với mục tiêu chuyển đổi sinh thái xã hội. Do đó, một quá trình số hóa sinh thái xã hội bền vững cần tuân theo ba nguyên tắc chủ đạo: Số hóa đúng mức (digital sufficiency), bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt và tập trung vào lợi ích cộng đồng. Tilman Santarius ủng hộ quá trình kỹ thuật số hóa gia tăng, vì quá trình số hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa mang tính đột phá và đơn phương có thể khiến nhiều người tụt lại phía sau và không thể tìm thấy vị trí của mình trong xã hội. Ông cũng đặt ra mức độ cấp thiết của việc hiểu biết về số hóa như một hộp công cụ, theo đó số hóa phải được điều chỉnh cho phù hợp với kỳ vọng xã hội của chúng ta chứ không phải ngược lại. Hai câu hỏi trọng tâm trong bối cảnh này là: Chúng ta muốn thực hiện số hóa theo cách nào? Và chúng ta muốn sử dụng các công cụ kỹ thuật số để làm gì?

Các chuyên gia


Tilman Santarius 
Giáo sư về “Chuyển đổi sinh thái-xã hội và số hóa bền vững” tại Technische Universität Berlin và Trung tâm Tương lai Kỹ thuật số Einstein ở Berlin.

HAN Tilman Santarius 200 © Tilman Santarius Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm chính sách khí hậu, chính sách thương mại, quản lý bền vững, công bằng toàn cầu và chuyển đổi kỹ thuật số. Từ năm 2016, ông là người đứng đầu nhóm nghiên cứu “Số hóa và Chuyển đổi sinh thái xã hội (Digitalisierung und sozial-ökologische Transformation)” tại Technische Universität Berlin và Viện Nghiên cứu Kinh tế Sinh thái (IÖW). Ngoài các bài báo trên tạp chí, Tilman Santarius còn là đồng tác giả của nghiên cứu Nước Đức bền vững (Zukunftsfähiges Deutschland) trên tạp chí einer globalisierten Welt (2008). Cùng với Steffen Lange, Tilman Santarius đã xuất bản cuốn sách Thế giới xanh thông minh? (Smarte grüne Welt?), và Số hóa trong sự giám sát, tiêu dùng và bền vững (Digitalisierung zwischen Überwachung, Konsum und Nachhaltigkeit (2018).
 
Ngô Thị Tố Nhiên
Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE)

HAN Ms Nhien Ngo 200 © Ngô Thị Tố Nhiên Chị tốt nghiệp Cử nhân Điện tử Tin học tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Việt Nam; bằng Thạc sĩ Quản lý và Hệ thống Năng lượng của Đại học Flensburg, Đức. Chị có hơn 15 năm kinh nghiệm làm tư vấn độc lập cho các dự án năng lượng do Ngân hàng Thế giới, EU, LHQ, ADB, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ. Các hoạt động chuyên môn của chị tập trung vào kinh tế năng lượng, mô hình năng lượng, chính sách năng lượng và đánh giá các công nghệ năng lượng carbon thấp. Chị đã tham gia xây dựng bản đồ tiềm năng năng lượng tái tạo cho Việt Nam và xây dựng chính sách năng lượng tái tạo. Hiện tại, chị đang làm việc cho Doanh nghiệp xã hội Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE), tổ chức tư vấn đầu tiên tại Việt Nam chuyên về chính sách chuyển đổi năng lượng và bảo vệ khí hậu, với tư cách là Giám đốc điều hành.

TS. Nguyễn Mạnh Hà
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển

HAN Nguyen Manh Ha 200 © Nguyễn Mạnh Hà Anh có bằng Tiến sĩ sinh học và là một nhà sinh vật học nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Dương về lĩnh vực bảo tồn và bảo tồn động vật hoang dã. Anh cũng có nhiều kinh nghiệm trong chống tội phạm về động vật hoang dã trong khu vực. Trong 20 năm qua, TS. Hà tham gia sâu vào việc lập kế hoạch và quản lý các khu bảo tồn của Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng và phát triển bền vững. Anh cũng tham gia xây dựng các luật và chính sách quan trọng của Việt Nam về đa dạng sinh học và lâm nghiệp trong nước bao gồm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2003), Luật Đa dạng sinh học (2008), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017). Trong 5 năm qua, anh tích cực làm việc để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, Khu vực Tư pháp, Cơ quan Thực thi và các tổ chức phi chính phủ trong việc cải thiện quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý các khu bảo tồn, đặc biệt là chống lại các tội phạm về rừng và động vật hoang dã. Anh đã thực hiện hơn 20 dự án nghiên cứu và bảo tồn tập trung vào đa dạng sinh học, phát triển bền vững và du lịch bền vững và có trách nhiệm. Ngoài ra, anh còn tích cực tham gia chương trình cao học của Đại học Quốc gia Hà Nội với vai trò là giảng viên về đa dạng sinh học và quản lý khu bảo tồn, du lịch cộng đồng và hướng dẫn nghiên cứu sinh.
 
Trần Hữu Vỹ
Giám đốc Trung tâm Green Việt

HAN Trần Hữu Vỹ 200 © Trần Hữu Vỹ Anh tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Sinh - Môi trường; và có bằng Thạc sỹ chuyên ngành Sinh thái học của trường Đại học Đà Nẵng. Anh có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Anh từng là Trưởng nhóm nghiên cứu thực địa của dự án bảo tồn Voọc chà vá chân xám tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai trong khuôn khổ Dự án bảo tồn Thú linh trưởng Miền Trung - Tây Nguyên của Hội động vật học Frankfurt (CHLB Đức) (2006-2011) và là Sáng lập viên nhóm từ thiện Hand-in-Hand và CLB yêu thiên nhiên & môi trường thành phố Đà Nẵng. Năm 2012, anh sáng lập Green Việt và giữ vai trò Giám đốc điều hành. Anh cũng là một thành viên của Mạng lưới Biến đổi khí hậu miền Trung, Việt Nam.
 
Lê Trung Thông
Giám đốc Công ty tái chế Lagom

HAN Lê Trung Thông 200 © Lê Trung Thông Anh Thông tốt nghiệp Kỹ sư thiết bị đo và điều khiển công nghiệp tại đại học Bách Khoa Hà Nội. Anh có 10 năm nghiên cứu về nhân tướng học & nhân sự, Phật Giáo, Kinh dịch, triết học Phương Đông, tâm lý và quản trị. Anh từng giữ chức vụ Giám đốc công ty đầu tư xây dựng các đường cao tốc Việt Nam, cũng như được biết đến trong vai trò là một giáo viên dạy kỹ năng sống; thành viên sáng lập nhóm tình nguyện xây trường cho trẻ em vùng cao và quỹ từ thiện lắp máy lọc nước cho các địa phương vùng lũ. Ngoài ra, anh cũng là sáng lập viên của quỹ Tìm Lại Màu Xanh hoạt động nhằm tái tạo rừng và giáo dục thay đổi nhận thức của cộng đồng về lối sống cân bằng với tự nhiên.
Anh hiện đang là Giám đốc công ty tái chế rác Lagom Việt Nam, thu gom vỏ hộp thức uống giấy tại gần 4000 trường học, nhà máy, siêu thị… tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các sản phẩm tái chế của công ty được xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và Mỹ. Mục tiêu đến năm 2030 của Lagom là: tái chế 12000 tấn rác/năm, giảm chặt phá 30 ha rừng/năm.

 

Quay lại