Hội thảo Tái thiết Di sản công nghiệp: Đổi mới & Bền vững

HAN 14.-15.10.2022 © Viện Goethe Hà Nội

14. - 15.10.2022, 15h00 - 19h00

282 workshop

Đăng ký tham dự hội thảo

Hội thảo Tái thiết Di sản công nghiệp: Đổi với & Bền vững nằm trong khuôn khổ sáng kiến của các tổ chức xã hội tại Hà Nội với sự hỗ trợ của Viện Goethe, Viện Pháp, Đại sứ quán Hà Lan, Hội đồng Anh và Quỹ Văn hóa Pháp-Đức.

Từ năm 2021, một số tổ chức xã hội đã phối hợp với Mạng lưới các tổ chức văn hóa Châu Âu (EUNIC) tại Việt Nam để truyền cảm hứng và khuyến khích người dân và các nhà hoạch định chính sách địa phương cùng xem xét lại các khu công nghiệp cũ cho mục đích tái sử dụng. Sau sự kiện EUNIC trước đó, Tp. Hà Nội đã quyết định di dời 9 cơ sở công nghiệp có giá trị văn hóa và công nghệ cao ra khỏi trung tâm thành phố. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ những phát hiện mang tính quốc tế đến với cộng đồng chuyên gia tại Hà Nội, đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng bền vững cũng như áp dụng các ý tưởng đổi mới sáng tạo cho mục đích này.

Một mặt, quyết định này mở ra cơ hội phát triển trong chuyển đổi di sản công nghiệp ở Việt Nam. Mặt khác, thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức do thiếu các chính sách và quy định liên quan đến chuyển đổi di sản công nghiệp và những thực hành tốt. Theo khảo sát do Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện vào năm 2021, có tới 60% người Hà Nội không có quan tâm đặc biệt tới các di sản công nghiệp. Do đó, mục tiêu của dự án này là nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vai trò của những di sản công nghiệp, một nguồn tài nguyên quý giá. Đối với các nhà đầu tư và những nhà hoạch định chính sách, trọng tâm sẽ là các vấn đề sử dụng các di sản này, sẽ được làm rõ thông qua trao đổi kiến thức và kinh nghiệm bảo tồn, thiết kế và quy hoạch.

Ở Châu Âu, các giá trị di sản công nghiệp được công nhận và lồng ghép trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các vấn đề về bảo vệ môi trường. Hội thảo cũng sẽ có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, trong khuôn khổ hợp tác với EUNIC Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu.

Lịch trình của hai Hội thảo và thông tin chi tiết về dự án được cập nhật tại đây:
vsse.vn/en/repurposing-industrial-heritage-with-focus-on-sustainability-innovation

Các diễn giả


PGS.TS.KTS Phạm Thuý Loan (*1974)
Mạng lưới bảo tồn Di sản công nghiệp châu Á

Pham Thuy Loan © Cá nhân PGS.TS.KTS Phạm Thuý Loan là đại điện của Việt Nam trong Mạng lưới bảo tồn Di sản công nghiệp châu Á. Chị hoạt động mạnh mẽ trong nghiên cứu và tuyên truyền về Di Sản Công Nghiệp và các giải pháp bảo tồn, tái sử dụng thích nghi, quản lý tích hợp chúng thành các Không Gian Văn Hóa – Sáng Tạo - Công Cộng.

Nguyễn Anh Tuấn (*1979)
Giám đốc Nghệ thuật, Heritage Space Việt Nam

Nguyen Anh Tuan © Cá nhân Nguyễn Anh Tuấn tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Từ năm 2016, anh đảm nhận vị trí Giám đốc Nghệ thuật của Heritage Space - một không gian nghệ thuật độc lập tại Hà Nội, Việt Nam.

Nguyễn Bùi Vũ (*1983)
Complex 01(Việt Nam)

Nguyen Bui Vu © Cá nhân Kiến trúc sư Nguyễn Bùi Vũ là nhà đồng sáng lập tổ hợp Complex 01. Nơi đây tiền thân vốn là một xưởng in cũ nằm xen kẹt trong một con ngõ nhỏ trên phố Tây Sơn tại Hà Nội. Trên nền móng của một nhà máy in Công đoàn cũ những năm “cách mạng công nghiệp”, ông Nguyễn Bùi Vũ cùng đồng nghiệp mong muốn và đã phát triển tổ hợp đa chức năng: làm việc - học tập - mua sắm - cafe - giải trí mang tên Complex 01.

Borina Andrieu (*1967)
Willmotte & Associés (Pháp)

Borina Andrieu © Cá nhân Bà Borina Andrieu là giám đốc điều hành của công ty kiến trúc toàn cầu Wilmotte & Associés. Bà Borina Andrieu đã tham gia vào nhiều dự án công trình mang tính biểu tượng cho Wilmotte & Associés, như vườn ươm khởi nghiệp lớn nhất thế giới và là trụ sở chính của Google tại Kings Cross ở London. Năm 2018, bà được Tổng thống Pháp trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội tinh như để ghi nhận những cống hiến của mình.

KTS. Huy Phạm (*1982)
282 DESIGN (Việt Nam)

Huy Pham © Cá nhân Ông Huy Phạm là sáng lập của văn phòng thiết kế kiến trúc 282 Design. Đây chính là đơn vị thực hiện thiết kế chuyển đổi nhà máy sản xuất mũ cối của một đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, được cải tạo thành không gian sáng tạo 282 workshop.

Martyn Evans (*1965)
U+I (Vương quốc Anh)

Martyn Evans © Cá nhân Ông Martyn Evans là người sáng lập Liên minh Kiến trúc sư và Nhà phát triển Trẻ (YADA) - một tổ chức mạng thúc đẩy quan hệ đối tác và hiểu biết giữa các kiến trúc sư và nhà phát triển trẻ. Ông là Phó Chủ tịch Liên hoan Kiến trúc Luân Đôn và từng là thành viên ban giám khảo của the Architect of the Year, the NLA và Estates Gazette Awards.


GS. Dipl.-Ing. Achim Pfeiffer (*1969)
Böll Architekten GmbH (Đức)

Achim Pfeiffer © Cá nhân GS. Achim Pleiffer theo học ngành kiến trúc tại Đại học RWTH thuộc thành phố Aachen. Từ năm 2021, ông nắm giữ chức vụ trong ban điều hành tại Böll Architekten GmbH. Ông đã từng tham gia với vai trò quản lý trong nhiều dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn di sản và kiến thiết thành phố, trong đó phải kể đến các di sản thế giới được UNESCO công nhận như: Zeche Zollverein, Bảo tàng Rüsselsheim, nhà máy bơm Bochum, trạm xe buýt trung tâm Bochum, nhà máy dệt nhung Krefeld, trung tâm văn hoá Bottrop, và sảnh chợ Herford. Từ năm 2019 – 2022, ông là giáo sư tại Đại học Khoa học Ứng dụng Dortmund với chuyên ngành về xây dựng công trình mới và các công trình đang vận hành.

GS.TS. Helmuth Albrecht (*1955)
Thành viên Ban Lãnh đạo, Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản Công nghiệp (Đức)

Helmuth Albrechts © Cá nhân Giáo sư Helmuth Albrecht đã cống hiến sự nghiệp chuyên môn của mình cho thế giới và di sản văn hóa. Từ năm 2000, ông trở thành Trưởng nhóm dự án Di sản Thế giới tại Viện Khảo cổ học Công nghiệp, Lịch sử Khoa học và Công nghệ (IWTG). Giáo sư Helmuth Albrecht làm việc trong Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản Công nghiệp (TICCIH) với tư cách là giám đốc từ năm 2006 và là thành viên của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Địa điểm (ICOMOS) từ năm 2013.

Alban Corbier-Labasse (*1969)
La Friche la Belle de Mai (Pháp)

Alban Corbier-Labasse © Cá nhân Ông Alban Corbier-Labasse là giám đốc của Friche la Belle de Mai. Tiền thân là nhà máy thuốc lá lớn nhất tại Pháp - Seita, La Friche la Belle de Mai, hiện nay trở thành không gian làm việc của gần 70 tổ chức (gồm hơn 350 nghệ sĩ, nhà sản xuất và thành viên của các cộng đồng giải trí, sáng tạo khác nhau), và là một trong những điểm đến thu hút hơn 450.000 du khách mỗi năm.

Jochen Lam (*1983)
Transsolar KlimaEngineering (Đức)

Jochen Lam © Cá nhân Ông Jochen Lam theo học ngành Quản lý Công nghệ, kết hợp Kỹ thuật Cơ khí với các nguyên lý cơ bản của Kinh tế. Năm 2013, ông trở thành kỹ sư phần mềm TRNSYS và tham gia sâu vào việc phát triển phương pháp luận về mô hình hóa nhiệt của các tòa nhà và hệ thống. Với năng lực về việc kiểm nghiệm hiệu suất các hệ thống phức tạp, ông hiện là nhà tư vấn đầy tin cậy và là nhà quản lý các dự án theo mô hình thích ứng với khí hậu có tầm cỡ quốc tế. Ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Augsburg và Trường Kiến trúc Umeå.

Emma Westerduin (*1989)
Except Integrated Sustainability (Hà Lan)

Emma Westerduin © Cá nhân Emma Westerduin hiện là trưởng nhóm thiết kế ở công ty Except Integrated Sustainability. Các kỹ năng của cô không vượt ra khỏi giới hạn về kiến trúc và bao gồm cả sự chuyển hóa trong đô thị, hệ thống thực phẩm và các mối quan hệ xã hội địa điểm. Cô đã hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để thiết kế và thực hiện các dự án như Không gian làm việc Cộng đồng Utrecht (Uco).

Phạm Trung Hiếu (*1976)
Đại học Kiến trúc Hà Nội

Pham Trung Hieu © Cá nhân Diễn giả KTS. Phạm Trung Hiếu là giảng viên bộ môn Lý luận - Bảo tồn di sản Kiến trúc - Đại học Kiến trúc Hà Nội. Ông tốt nghiệp KTS chuyên ngành Kiến trúc và nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế đô thị với Di sản & Phát triển bền vững. Đặc biệt, trong cuộc thi Thiết kế Không gian sáng tạo Hà Nội 2021, nhóm KTS của ông còn giành giải Bình chọn đối tượng Chuyên nghiệp hạng mục Tổ chức Không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác công trình công nghiệp trong đô thị phải di dời hoặc chuyển đổi chức năng với đồ án bảo tồn và cải tạo nhà máy xe lửa Gia Lâm - một di sản công nghiệp đô thị của thủ đô - phục vụ nhu cầu xây dựng nền công nghiệp văn hóa - sáng tạo của xã hội.

Nguyễn Thị Thu Thủy (*1986)
Elithis Asia

Nguyen Thi Thu Thuy © Cá nhân Bà Nguyễn Thị Thu Thủy là Giám đốc khu vực Elithis Asia, thuộc tập đoàn Elithis Group. Bà tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành “Energy and thermal system design” – Trường đại học Paris Est Créteil – Pháp. Sau thời gian làm việc tại trụ sở tập đoàn tại Dijon (Pháp), bà Thủy đã trở về Việt Nam, phụ trách quản lý mảng tối ưu hóa năng lượng tòa nhà chi nhánh Elithis Việt Nam.

 

Quay lại