Trò chuyện với nghệ sỹ Trò chuyện với nghệ sỹ Phan Hải Bằng (Trúc Chỉ)

Nghệ thuật trúc chỉ Ảnh: Trần Việt Phương © Viện Goethe Hà Nội

T7, 02.07.2016

Viện Goethe Hà Nội

Nghệ sỹ Phan Hải Bằng, người sáng lập Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam chia sẻ về „Trúc Chỉ“ như một tiếp biến truyền thống trong bối cảnh đương đại. Khách mời danh dự là TS. Nguyễn Nghĩa Phương, Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Trong khuôn khổ triển lãm „Trúc Chỉ - Lời của Sông“, nghệ sỹ Phan Hải Bằng sẽ có buổi nói chuyện nghệ thuật, giới thiệu về quá trình hình thành Nghệ thuật Trúc Chỉ bằng phép tiếp biến các giá trị truyền thống; sự kết hợp các ý tưởng, hình thức kỹ thuật, quy trình mới với các giá trị nền tảng truyền thống...để tạo nên các giá trị mới, tương ứng với thời đoạn, bối cảnh đương đại.

Đồ họa Trúc chỉ ( trucchigraphy) là một trong những thành quả của phép „tiếp biến“ mà Trúc Chỉ đã tiến hành và xây dựng nên, được công nhận và ứng dụng trong sáng tạo và xã hội. Khán giả sẽ có cơ hội thảo luận với nghệ sỹ Phan Hải Bằng và TS. Nguyễn Nghĩa Phương về những giá trị truyền thống và giá trị mới được phát triển qua loại hình nghệ thuật mới này.
 
Sau khi tốt nghiệp ngành Đồ họa, Phan Hải Bằng tiếp tục tu nghiệp một năm tại Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội, trước khi tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên ngành Nghệ thuật Thị giác tại Đại học Maha Sarakham Thái Lan. Từ 1996 đến nay, anh là giảng viên trường Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế và từng tham gia rất nhiều các triển lãm nhóm cũng như triển lãm cá nhân. Dự án mới nhất của anh mang tên “Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam“ dựa trên giá trị của nghề giấy thủ công truyền thống để sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị mới có tính văn hóa cho một vùng đất. Đó là TRÚC CHỈ. 

 

Quay lại