Hòa nhạc Nguyệt thơ

Hanoi New Music Ensemble


CHƯƠNG TRÌNH:
  • Tonia Ko: Hum Phenomenon
  • Anne Reyes Macahis: Bardo
  • Lương Huệ Trinh: JiJi 
Intermission
Arnold Schoenberg: Transfigured Night 

Hanoi New Music:
  • Phạm Trường Sơn, Violin
  • Vũ Thị Khánh Linh, Violin
  • Phan Thị Tố Trinh, Violin
  • Trần Hồng Thủy, Viola
  • Đỗ Hương Trà My, Viola
  • Nguyễn Hồng Ánh, cello
  • Đào Tuyết Trinh, Cello
  • Lê Thị Nga, Cello
  • Nguyễn Quốc Bảo, Clarinet
  • Nguyễn Hoàng Anh, Flute
  • Phạm Trà My, đàn Tranh
  • Phạm Quỳnh Trang, piano
Chỉ huy: Jeff Von Der Schmidt
 

“Bước chân cảnh xuân” mang đến sự kết hợp giữa các nhạc sỹ trẻ từ Việt nam, Phi líp pin, Hồng Kong và Arnold Schoenberg với tác phẩm “Đêm huyền diệu” – một dấu mốc vào năm 1899 thể theo thơ về sự phức tạp giữa mối quan hệ giữa Nam và Nữ. Phần đầu chương trình gồm tác phẩm của Lương Huệ Trinh “JiJi” là sự kết hợp với giữa đa phương tiện và âm nhạc. “Hum Phenomenon” là tác phẩm của nhà soạn nhạc đang nổi từ Hồng Kong, Tonia Ko. Và “Bardo” là sự thể hiện từ tranh thủy mặc Trung Hoa của Feliz Anne Reyes Macahis từ Phi líp pin, người có tác phẩm Opera được biểu diễn tại Deutsche Oper in Berlin, cùng thời điểm với buổi diễn này của Hanoi New Music.
 
Lương Huệ Trinh

Luong Hue Trinh Foto: Luong Hue Trinh sinh năm 1985 tại Hải Dương. Nữ nghệ sĩ là nhà sáng tác đa phương tiện và thường xuyên có những buổi biểu diễn âm nhạc điện tử. Lương Huệ Trinh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Jazz Keyboard tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2010, cô bắt đầu làm việc với Electroacoustic music và từ đó, cô chuyên tâm vào thực hành dòng nhạc này. Từ năm 2015-18, cô giành được học bổng toàn phần của DAAD – Chương trình trao đổi Hàn lâm do chính phủ Đức tài trợ cho chương trình “Kỹ thuật sáng tác mới” và sau đó là thạc sỹ Sáng tác âm nhạc Đa phương tiện, dưới sự bảo trợ của giáo sư/tiến sỹ Georg Hajdu và giáo sư Elmar Lampson tại Hochschule für Musik & Theater Hamburg.

Các sáng tác của Huệ Trinh đã được phát sóng trên đài phát thanh tại Úc, Cộng hòa Séc, Đức, Ấn Độ, Nauy, Thái Lan, Scotland, Úc, Anh và Trung Quốc.

Tonia Ko (Hongkong)
Tonia Ko © Tonia Ko
Sự tiến hóa đầy sáng tạo của Tonia Ko được dẫn dắt phần lớn bởi ba trụ cột ý tưởng chính: kết cấu, hình thái chuyển động và mối tương quan giữa giai điệu lẫn kí ức. Những ý tưởng này xuyên suốt các tác phẩm gần đây của cô thông qua nhiều phương thức khác nhau – từ các phần solo nhạc cụ, các tác phẩm lớn được gắn kết với nhau cho đến các bức tranh vẽ và lắp đặt âm thanh. Các tác phẩm của Tonia Ko có trọng tâm rất phá cách, hoài nghi và thi vị, bất kể bằng hình thức truyền thống hay thử nghiệm đương đại.

Là ứng viên đạt học bổng Guggenheim vào năm 2018, âm nhạc của Tonia Ko được tờ Thời Báo New York (New York Times) tán thưởng bằng những ngôn từ như „chi tiết giai điệu quyến rũ, mê đắm lòng người“ hay „một bảng màu hòa tấu đầy sống động“. Cô đã được ủy quyền dẫn dắt các nghệ sĩ solo và các dàn giao hưởng, cũng như biểu diễn tại các địa điểm như Hội trường Hòa nhạc Walt Disney, Hội trường Carnegie, Trung tâm Kennedy, Trung tâm Âm nhạc Tanglewood, Liên hoan Âm nhạc Aspen và Liên hoan Âm nhạc thính phòng Santa Fe. Các tác phẩm của tôi đã được trình diễn ở toàn thế giới, như Royaumont Académie Voix Nouvelles, Tuần lễ Hòa nhạc mới Thượng Hải, Giao lưu Nghệ sĩ sáng tác Trẻ tại Apeldoorn, và thậm chí cả Liên hoan Sáng tác nhạc Quốc tế tại Thái Lan, nơi cô được nhận giải Rapee Sagarik vào năm 2014. Ngoài ra, Tonia Ko đã được nhận rất nhiều học bổng và giải thưởng từ Quỹ Âm nhạc Fromm của Đại học Harvard, Nhạc thính phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Học viện Nghệ thuật Mỹ, BMI., cũng như các cơ sở khác tại MacDowell Colony, Copland House, Trung tâm Kimmel Harding Nelson và Chương trình Nghệ sĩ Lưu trú Djerassi. Cô cũng là nghệ sĩ lưu trú trong chương trình Các Nghệ sĩ Hòa nhạc Trẻ trong những năm 2015-2017.

Ko sinh năm 1988 tại Hong Kong, được nuôi dạy ở Honolulu, Hawaii. Cô tốt nghiệp Trường Âm nhạc Eastman với tấm bằng B.M, số điểm tuyệt đối và Trường Âm nhạc Jacobs, Đại học Indiana với bằng M.M. Tại Đại học Indiana, cô giữ chức phó giáo viên hướng dẫn lí thuyết âm nhạc và đã được nhận giải thưởng Georgina Joshi. Cô được nhận bằng D.M.A. từ Đại học Cornell, nơi cô đã học tập và nghiên cứu cùng Steven Stucky và Kevin Ernste. Hiện tại, cô đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Trung tâm Chicago dành cho Soạn nhạc Đương đại.

Feliz Anne Reyes Macahis (Manila)
Feliz Anne Reyes Macahis © Feliz Anne Reyes Macahis
Là nhà soạn nhạc và ca sĩ đến từ Manila, Philippines, âm nhạc của FELIZ ANNE REYES MACAHIS được thêu dệt bởi những sợi thủy tinh thuần khiết qua bàn tay cần mẫn, cất lên tiếng nói thông qua một thế giới của ngôn từ, nhạc cụ và tư liệu điện tử một cách tràn đầy đam mê.

Âm nhạc của cô nói về những đoạn đường căm phẫn qua màn đêm, của những đường kẻ mờ nhạt về căn phòng, nơi thì thầm đưa lối khi chúng ta mở mắt vào ban sáng, những đốm than hồng của giấc mơ điên loạn trong một vài khoảnh khắc cuối trước lúc ta bừng tỉnh dậy.

Âm nhạc của cô cất lên tiếng hát của những hồi chuông về kí ức mơ hồ, những tiếng vang yếu ớt của họ trong không gian, về những ranh giới trong ngôn ngữ ta từng biết, thì thầm vào tai bằng giọng nói thân quen.

Âm nhạc của cô là câu chuyện say khướt và lang thang về nhà, qua một thị trấn không tên, vào những thời khắc không rõ ban đêm, đơn độc giữa ánh đèn đường mờ ảo, u sầu; là câu chuyện khi đôi mắt ta giương lên nhìn những chòm sao vươn dài trong buổi tối, khi nằm dài trên cánh đồng rộng lớn, trống trải, mơ về nước, đồng thau, về cả vũ trụ trong bàn tay và những vì sao như muôn ngàn chiếc chuông nhỏ bé.

Jeff von Schmidt
(* 1955, Los Angeles, Hoa Kỳ) là giám đốc sáng lập của Dàn nhạc thính phòng Tây Nam và Liên hoan âm nhạc mới quốc tế Los Angeles. Anh đã nhận được hai giải thưởng Grammy (2003, 2004) và tổng cộng chín đề cử cho 30 đĩa CD. Ông đã tổ chức các buổi hòa nhạc trong nước và quốc tế ở châu Âu, châu Á, Mỹ và Mexico. Ông là một nhạc trưởng và cố vấn nghệ thuật cho Hanoi New Music Ensembles.

Arnold Schoenberg
(13/9/1874 – 13/7/1951, gốc Áo, quốc tịch Mỹ), là một nhà soạn nhạc, lí thuyết âm nhạc, giáo viên, nhà văn kiêm họa sĩ. Ông được nhắc tới trong diễn biến của Chủ nghĩa Ấn tượng tại Đức về lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật, và là người đứng đầu của Trường Viên thứ Hai (Second Viennese School). Trước sự trỗi dậy của Nazi, các tác phẩm của Schoenberg bị gắn mắc là loại hình âm nhạc „thoái hóa“ vì chúng theo phong cách hiện đại và không theo một thang âm nào (modernist and atonal). Ông chuyển tới sống tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1934.

Cách tiếp cận của Schoenberg, cả về mặt giai điệu và phát triển, đã trở thành một trong những tư tưởng âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ 20. Rất nhiều nghệ sĩ sáng tác châu Âu và Mỹ từ ít nhất ba thế hệ đã liên tục phát triển lối tư duy của ông, trong khi số khác phản ứng trước nó một cách đầy nhiệt huyết.
Schoenberg được biết đến trong những năm đầu sự nghiệp bởi việc đồng thời mở rộng hai phong cách đối lập: Brahms và Wagner, hai trường phái âm nhạc lãng mạn truyền thống của Đức. Về sau, tên tuổi của ông được gắn với những phát kiến trong âm nhạc atonal (dù bản thân ông căm ghét thể loại này), loại hình gây tranh cãi nhất của nghệ thuật âm nhạc thế kỉ 20. Vào những năm 1920, ông phát triển kĩ thuật 12 tông (12-tone technique), một phương pháp soạn thảo đầy sức ảnh hưởng về việc thao túng một chuỗi 12 nốt nhạc theo quy mô màu. Ông cũng đặt ra thuật ngữ đa dạng hóa phát triển, và là nghệ sĩ soạn nhạc hiện đại đầu tiên tiếp thu nhiều cách phát triển mô-típ không chịu ảnh hưởng bởi một ý tưởng giai điệu tập trung.

Schoenberg cũng là một nhà giáo có sức ảnh hưởng đến lĩnh vực soạn nhạc. Các học trò của ông như Alban Berg, Anton Webern, Hanns Eisler, Egon Wellesz, Nikos Skalkottas, Stefania Turkewich và về sau là John Cage, Lou Harrison, Earl Kim, Roberto Gerhard, Leon Kirchner, Dika Newlin cùng nhiều nghệ sĩ danh giá khác. Rất nhiều các phương pháp thực hành của Schoenberg đã vang dội trong lối tư duy tiên phong về âm nhạc suốt toàn bộ thế kỉ 20, bao gồm việc chính thức hóa các phương pháp sáng tác cũng như thói quen công khai mời khán giả tới nghe, thưởng thức, phân tích kĩ lưỡng âm nhạc. Những góc nhìn thường hay gây tranh cãi của ông về lịch sử âm nhạc và nghệ thuật đã từng rất quan trọng đối với nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cũng như giới phê bình quan trọng trong thế kỉ 20, gồm có: Theodor W. Adorno, Charles Rosen và Carl Dahlhaus cũng như  các nghệ sĩ piano Artur Schnabel, Rudolf Serkin, Eduard Steuermann và Glenn Gould.

Di sản lưu trữ của Schoenberg hiện tại đang được bảo tồn ở Trung tâm Arnold Schoenberg tại Viên, Áo.

 

Quay lại