Hòa nhạc Ensemble Phoenix München

banner Phoenix © Viện Goethe Hà Nội

T6, 29.11.2019

Nhà hát Tuổi trẻ

Tiết mục biểu diễn từ Đức trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc Châu Âu.

Nhóm nhạc hoạt động Quốc tế rất tích cự và được biết đến bởi chất lượng biểu diễn và phong cách thể hiện vô cùng đặc sắc. Các nghệ sĩ biểu diễn chủ yếu trên các nhạc cụ nguyên bản và nhạc cụ dựng lại. Nhóm nhạc thường là khách mời của các sự kiện âm nhạc như: Tuần lễ Liên hoan âm nhạc cổ ở Innsbrucker, Những ngày âm nhạc cổ ở Herne, Lễ hội Gent OdeGand, Lễ hội Internacional de Arte Sacro ở Madrid, Mùa xuân Prague hoặc Lễ hội mùa xuân Budapest. Các tiết mục biểu diễn bao gồm các tác phẩm thời Phục hưng và Baroque. Ngoài ra nhóm nhạc cũng thường đặt các tác phẩm riêng từ các nhà soạn nhạc đương đại.

Từ lúc được thành lập bởi ông Joel Frederiksen vào năm 2003, nhóm nhạc Phoenix từ Munich đã dành được vô số những giải thưởng qua những bản thu và biểu diễn hòa nhạc của mình (bao gồm các tác phẩm „Hiệp sĩ Elfin“, „Hoa hồng của Sharon“, „Lễ cầu siêu cho Mặt trăng hồng“).
 
Sáu nghệ sĩ cùng với nhóm trưởng Joel Frederiksen sẽ biểu diễn cùng với sự đồng hành của giọng nữ cao Julla von Landsberg. Chương trình biểu diễn nằm trong khuôn khổ của chuyến lưu diễn „Đừng sợ!“ của ban nhạc với 17 bản nhạc mang những âm điệu màu sắc khác nhau.

Các nghệ sĩ

Joel Frederiksen
Joel Frederiksen © Thomas Zwillinger Joel Frederiksen học về hình thức biểu diễn bằng giọng nói và đàn ở New York và Michigan, nơi anh đã tốt nghiệp thác sĩ âm nhạc. Kể từ đó, anh đã làm việc với các nhóm nhạc hàng đầu của Mỹ như Boston Camerata và Waverly Consort. Đồng thời anh còn được biết đến là một ca sĩ opera và oratorio. Những dự án hợp tác đã đưa anh từ Lễ hội mùa hè Vancouver danh tiếng đến các lễ hội từ Hồng Kông đến Brisbane. Sau lần ra mắt tác phẩm thành công tại Liên hoan phim Salzburg năm 1998, Joel Frederiksen quyết định định cư ở châu Âu. Từ Munich, anh thường xuyên đi lưu diễn trong và ngoài nước để có thể là một nghệ sĩ độc tấu và hát với những nghệ sĩ vĩ đại được công nhận trong các bối cảnh khác nhau hoặc được biểu diễn cùng với các nhóm quan trọng nhất trong lĩnh vực âm nhạc cổ (bao gồm cả Jordi Savall, Huelgas, Dàn nhạc Freiburger Barock).

Ngoài ra, Joel Frederiksen cống hiến hết mình và với các ý tưởng riêng cho lĩnh vực chuyên môn của mình: bài hát lute từ thời Phục hưng và đầu Baroque và vô số giải thưởng đã chứng minh sự độc đáo và phong cách âm nhạc trưởng thành chắc chắn của nghệ sĩ.
 www.joelfrederiksen.com

Julla von Landsberg
Julla von Landsberg © Thomas Zwillinger Julla von Landsberg, giọng nữ cao, sinh ra ở vùng Bavaria và từng học tại Nhạc viện Munich. Sau đó, cô tiếp tục việc học của mình tại Học viện Âm nhạc cổ Trossingen, nơi cô cùng với các sinh viên khác thành lập nhóm nhạc Santenay với chuyên môn về âm nhạc thời Trung cổ năm 2004.
Năm 2009 cô tốt nghiệp Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Leipzig. Kể từ đó, cô hoạt động nghệ thuật với tư cách là một người nghệ sĩ tự do ở Berlin. Các dự án hợp tác quốc tế và nhiều bản thu âm đã khẳng định vị trí của cô trong lĩnh vực âm nhạc cổ.

Một động lực lớn để cô hoạt động nghệ thuật chính là sự hợp tác gần đây nhất với nhà hát độc lập ở Berlin, cùng với Nico và Navigators.
 www.jullavonlandsberg.de

Chương trình

Nghệ sĩ biểu diễn:
  • Julla von Landsberg, Sopran
  • Joel Frederiksen, Bass, Laute, chỉ huy
  • Theona Gubba-Chkheidze, Violine
  • Emily Deans, Violine
  • Domen Marinčič, Gamba
  • Axel Wolf, Theorbe
  • Michael Eberth, Cembalo
Chương trình  
Ai sẽ sống trong căn lều của ngài Christoph Bernhard (1628-1692)
Nhanh lên, chúa ơi! Hãy cứu rỗi (SWV 282) Heinrich Schütz (1585-1672)
Tôi nằm và ngủ (SWV 310) Schütz
Khi đôi mắt chúng khép lại để nghỉ (SWV 316) Schütz
Toccata prima (Buch IV) Giovanni Girolamo Kapsberger (1580-1651)
Giá mà tôi có ngài (BuxWV. 38) Dietrich Buxtehude (1637-1707)
Sonata Nr. II in e-minor Johann Rosenmüller (1619-1684)
Xin ngài hãy để người hầu của mình được ra đi trong yên bình (SWV 352) Schütz
Đừng e ngại Dietrich Buxtehude (1637-1707)
- NGHỈ GIẢI LAO -
Fugge il verno dei dolori Claudio Monteverdi (1567–1643)
Dalla porta d’oriente Giulio Caccini (1551-1618)
Maledetto sia l’aspetto (Scherzi musicali, 1632) Claudio Monteverdi
Dolci miei sospiri (Scherzi musicali, 1607) Claudio Monteverdi
Damigella tutta bella (Scherzi musicali, 1607) Claudio Monteverdi
Io che nell’otio nacqui (Madrigali guerrieri et amorosi, 1638) Claudio Monteverdi
Sonata sopra la monica (Sonate, symphonie, canzonette, 1629) Biagio Marini
O rosetta (Scherzi musicali, 1607) Claudio Monteverdi

 

Quay lại