Trình chiếu bài giảng & thảo luận Vai trò của con người trong thời đại máy móc thông minh

Vai trò của con người trong thời đại máy móc thông minh © Viện Goethe Hà Nội

T6, 05.03.2021, 19h
Bắt đầu đăng ký: 18h30 | Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Viện Goethe Hà Nội

Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội và Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh
Đăng ký vào cửa lúc 18h30
Chương trình bắt đầu lúc 19h

Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Bắt đầu lúc 18h45

ZOOM-LINK ĐẾN BUỔI THẢO LUẬN
  Trí tuệ nhân tạo (AI) và Thời đại Thông tin đã dẫn tới việc chúng ta có nhiều thông tin về bản thân mình và về nhau hơn bất cứ khi nào. Đồng thời chúng tạo ra những cỗ máy mà một ngày nào đó, chúng có thể vượt xa khả năng của con người. Liệu trí tuệ nhân tạo có giới hạn không? Theo nghĩa rộng hơn thì đâu là giới hạn của trí thông minh và loài người? Đâu là nghĩa vụ đạo đức của chúng ta đối với máy móc và những điều này có làm thay đổi những nghĩa vụ của chúng ta đối với nhau không? Cái gì là cơ sở cho những nghĩa vụ xã hội của chúng ta?
 
Trong bài thuyết trình của mình Joanna Bryson biện luận rằng chỉ có hai vấn đề trọng tâm mà nhân loại phải giải quyết: Tính bền vững và sự bất bình đẳng, hay nói cách khác: Sự an toàn và quyền lực. Hoặc cũng có thể nói: Cái bánh mà chúng ta nướng có thể phình ra tới mức nào và chúng ta có thể chia nó ra sao? Cuộc sống không phải là trò chơi có tổng bằng 0; chúng ta sử dụng an sinh xã hội để tạo ra những dịch vụ xã hội mà mỗi người đều được hưởng. Để đạt được điều đó thì mỗi người cần có đủ bánh để phát triển và đó là thách thức cho sự bất bình đẳng. Joana Bryson dẫn chứng cho rằng việc hiểu quy trình này sẽ trả lời những câu hỏi ở trên. Cô cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới hai vấn đề trên.

Về các chuyên gia

GS.TS. Joanna J. Bryson
Joanna Bryson Ảnh (cắt): © Falling Walls Foundation nghiên cứu xuyên ngành về cấu trúc và động lực trí thông minh của con người và động vật. Cô giảng dạy tại Đại học Bath và cũng là Giáo sư Đạo đức và Công nghệ tại trường Hertie. Cô tư vấn cho các chính phủ, các văn phòng đại điện xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách AI. Cô có hai bằng về tâm lý học và AI (BA Chicago, MSc & MPhil Edinburgh, PhD MIT)). Lĩnh vực nghiên cứu của cô bao gồm các chủ đề từ trí tuệ nhân tạo tới quyền tự chủ và đạo đức Robot cho tới kĩ năng hợp tác của con người. Trọng tâm nghiên cứu hiện tại của cô là những tác động của công nghệ tới sự hợp tác làm việc của con người và tới những mô hình quản trị mới cho AI và ICT (công nghệ thông tin và truyền thông).
 
GS.TS. Hồ Tú Bảo
Prof. Ho Tu Bao © Ho Tu Bao GS.TS. Hồ Tú Bảo hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp Về Toán (VIASM) và Giám đốc khoa học của Viện John von Neumann của Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

Hồ Tú Bảo tốt nghiệp (1978) tại Khoa Toán-Lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thạc sĩ (1984) và tiến sĩ (1987) tại Đại học Paris 6, và tiến sĩ khoa học (1998) tại Đại học Paris 9, tất cả đều về học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông có kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, học máy và khai phá dữ liệu (data mining), và gần đây là khoa học dữ liệu (data science). Ông làm giáo sư và trưởng phòng thí nghiệm học máy và khai phá dữ liệu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) giai đoạn 1993-2018 và giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018.

Hiện tại, ông tập trung vào các dự án R&D sử dụng học máy vào các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam. Những lời khuyên, chỉ dẫn của Giáo sư Hồ Tú Bảo được tìm kiếm và ứng dụng cho các hoạt động nghiên cứu trong kinh tế và xã hội.
 
TS. Dương Ngọc Dũng
Dương Ngọc Dũng © Dương Ngọc Dũng Giảng viên cấp cao chuyên ngành Quanh hệ quốc tế, Tâm lý học tôn giáo, Lịch sử Thiên chúa giáo và Hồi giáo tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Tp. HCM
TS. Dũng tốt nghiệp Thạc sĩ Đông Á Học, Đại học Harvard năm 1995 và nhận bằng Tiến sĩ Tôn giáo học, Đại học Boston năm 2001. Ông từng giảng dạy chuyên ngành Marketing, Quản Trị Nhân Sự, Quản Trị Xuyên Văn Hóa tại trường Đại Học Quản Trị Paris.
TS. Dũng cũng tham gia giảng dạy kỹ năng mềm như tư duy lô gic, tư duy phản biện, thuyết trình, giao tiếp và đàm phán hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

Quay lại