Trình chiếu bài giảng & thảo luận Những khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số

HAN 02.07.2021 © Viện Goethe Hà Nội

T6, 02.07.2021, 19h
Bắt đầu đăng ký: 18h30 Ứng dụng Zoom mở từ 18h45

Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội và truyền trực tuyến qua Zoom

Trực tiếp tại viện Goethe Hà Nội 
Đăng ký vào cửa lúc 18h30 | Chương trình bắt đầu lúc 19h

Trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Bắt đầu lúc 18h45

Zoom Link đến buổi thảo luận

Trong khoảng 50 năm, công nghệ kỹ thuật số đã là chìa khóa để chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ từ cuối những năm 1990, chúng ta mới bắt đầu thấy sự xuất hiện của một chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số thực sự với Internet thương mại là cốt lõi của nó. Các công ty kỹ thuật số hàng đầu như Google, Apple, Facebook và Amazon đang đảm nhận vị trí quan trọng đối với các bộ phận lớn hơn bao giờ hết của nền kinh tế. Họ đã không chỉ sống sót qua các cuộc khủng hoảng định kỳ của chủ nghĩa tư bản mà không bị tổn hại gì, mà thậm chí còn phát triển hơn từ đó. Vào thời điểm hiện tại, khi cuộc khủng hoảng cấp tính về sức khỏe cộng đồng sắp chuyển thành cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của nền kinh tế toàn cầu, câu hỏi đặt ra là: Chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số là gì? Số hóa và các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội liên quan như thế nào? Và: Từ đó, chúng ta có thể học được gì về một thế giới hậu đại dịch Covid-19?

GS. Philipp Staab 
Philipp Staab 500 © Philipp Staab là Giáo sư “Xã hội học về Tương lai của Việc làm” tại Đại học Humboldt Berlin và Trung tâm Tương lai Kỹ thuật số Einstein (ECDF). Là một nhà xã hội học, ông tập trung chủ yếu vào các chủ đề công nghệ, việc làm, kinh tế chính trị và bất bình đẳng xã hội. Trong nghiên cứu của mình trong những năm gần đây, ông tập trung vào các công ty hàng đầu về Internet thương mại như Google, Amazon, Apple, Facebook, Alibaba và Tencent, cũng như nhiều công ty khởi nghiệp khác nhau.

Staab từng làm việc với tư cách là giáo sư nghiên cứu công nghệ tại Trường Nhân văn của Đại học St. Gallen, Thụy Sĩ và khách mời nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu "Toàn cầu hóa, Công việc và Sản xuất", Trung tâm Khoa học Xã hội Berlin (WZB).

GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo
Nguyễn Vũ Hào © Nguyễn Vũ Hào Ông nhận bằng Cử nhân (1986) về Triết học tại Đại học Rostov, CHLB Nga; bằng Thạc sĩ (1997) và bằng Tiến sĩ (2002) về Triết học, Khoa học Chính trị và Đông Nam Á học tại Đại học Passau, CHLB Đức. Ông là Học giả Fulbright thỉnh giảng tại Đại học Temple, Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ năm học 2010-2011. Ông là thành viên của Hội đồng Chức danh Giáo sư Liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học nhiệm kỳ 2019.
 
Ông là tác giả của các sách chuyên khảo như "Quan niệm về con người trong triết học ngôn ngữ của Wittgenstein - Những nền tảng nhân học cho giáo dục và hiểu liên văn hóa", "Triết học trong thế giới đương đại - luận giải qua các đại hội triết học thế giới", "Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại", "Đạo đức học phương Tây hiện đại - Những học thuyết chính và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam", "Giáo trình triết học phương Tây hiện đại"... Các bài giảng và các công trình nghiên cứu của ông liên quan đến lịch sử triết học, triết học phương Tây hiện đại, triết học mác xít, khoa học chính trị.

Nguyễn Phi Vân
Nguyễn Phi Vân © Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp MBA tại Úc. Cô đã từng giữ các vị trí cao cấp về quản trị thương hiệu, bán lẻ, nhượng quyền & phát triển kinh doanh cho các tập đoàn lớn tại các khu vực thị trường châu Á, Trung đông, châu Phi & Đông Âu. Phi Vân tham gia vào nhiều dự án chính phủ về phát triển doanh nghiệp & kinh tế sáng tạo tại Đông Nam Á, đã từng là cố vấn phát triển doanh nghiệp quốc tế cho chính phủ Malaysia & Saudi Arabia, hiện là cố vấn đề án 844 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam & chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á. Ngoài ra, cô cũng là nhà đầu tư với danh mục đầu tư 23 công ty. Phi Vân đã đạt giải thưởng quốc tế 2015 về Lãnh đạo xuất sắc ngành bán lẻ của hiệp hội bán lẻ toàn cầu, giải thưởng 2017 & 2018 100 lãnh đạo xuất sắc ngành bán lẻ toàn cầu, và giải thưởng Doanh nhân ASEAN xuất sắc 2019, và lọt vào Tốp 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong ngành nhượng quyền toàn cầu năm 2019 & 2020. Phi Vân là tác giả nhiều quyển sách tiếng Anh & tiếng Việt bao gồm Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới vừa đạt giải sách hay quản trị 2019, Quảy gánh băng đồng ra thế giới, Go Global - An MSME Guide to Global Franchising, Tôi Tương Lai & Thế giới, Tôi đi tìm tôi, Nym - Tôi của tương lai, và gần đây nhất là Mở cửa tương lai.
 
 

Quay lại