Die Flagge der Europäischen Union ist zu sehen. © Goethe-Institut

Tổng quát

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia thành viên (vào thời điểm tháng 1/2020).  Tất cả các văn bản tài liệu và thông tin của EU được viết bằng 24 ngôn ngữ chính thức. Hệ thống chính trị của EU dựa trên hai hiệp ước ("Hiệp ước về Liên minh châu Âu" và "Hiệp ước về phương thức làm việc của Liên minh châu Âu"). EU  được quản lý chủ yếu bởi năm tổ chức: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ Trưởng, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tòa Công lý châu Âu.

Der Checkpoint Charly in Berlin zeigt die Geschichte Deutschlands. © Goethe-Institut

Lịch sử

Đức là một trong sáu quốc gia thành lập nên EU ngày nay vào những năm 50 của thế kỷ trước, sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Ban đầu đó chủ yếu là một liên minh kinh tế để tạo thuận lợi cho thương mại. Do đó 19 nước EU từ năm 2002 đã dùng một đồng tiền chung là đồng Euro. Ngày nay  đường lối chính trị chung cũng là điểm  nổi bật của EU, từ vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khỏe tới các mối quan hệ đối ngoại và an ninh, tư pháp và di cư.

Mục tiêu và các giá trị

Các mục tiêu của EU gồm thúc đẩy hòa bình và phúc lợi của công dân, cũng như tự do, an ninh và nhà nước pháp quyền không có biên giới nội bộ. Hòa nhập, khoan dung, nhà nước pháp quyền, đoàn kết và không phân biệt đối xử là những giá trị kết nối các quốc gia thành viên EU. Kể từ khi thành lập, không còn có chiến tranh ở các nước thành viên của EU.
 
Bình đẳng là một giá trị nữa của EU. Mọi công dân đều có quyền như nhau trước pháp luật. Sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là một phần của tất cả các biện pháp chính trị của EU và là cơ sở của hội nhập châu Âu. Nó áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Nguyên tắc cơ bản về việc trả một mức lương như nhau cho cùng một công việc được quy định bằng văn bản từ năm 1957, tuy nhiên chưa được thực hiện một cách đầy đủ

Auf einer Ampel zeigt das rote Licht ein gleichgeschlechtliches weibliches Paar und das grüne Licht ein gleichgeschlechtliches männlichs Paar. © Goethe-Institut

Văn phòng đối xử bình đẳng của EU

Mục tiêu của Văn phòng đối xử bình đẳng là hỗ trợ người lao động đến từ Liên minh châu Âu được hưởng các quyền lợi về tự do lao động tại Đức. Văn phòng này cung cấp sự hỗ trợ  pháp lý độc lập và/hoặc các hỗ trợ khác thông qua tư vấn và tư vấn tham khảo cũng như cung cấp thông tin về quyền  tự do lao động. Thông tin có bằng tiếng Đức, Anh, Ba lan, Tây ba Nha, Pháp, Rumani và Bungari.

Video International Sign

Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư. 

Dẫn đến tờ mẫu liên hệ