Thư viện Monaliesa Leipzig
„MỘT GÓC CHÍNH TRƯỜNG“

Alexandra sử dụng đều đặn thư viện nữ quyền Monaliesa ở Nam Leipzig. Người nữ dịch giả và tác giả đã thành lập ở đó một câu lạc bộ đọc sách: bởi lịch sử của nó, thư viện này là nơi lý tưởng nhất cho công việc ấy.
Một câu lạc bộ đọc sách, trong đó những tiểu thuyết của các phụ nữ đến từ Đông Đức được bàn đến - ý tưởng về điều ấy đến với tôi trong chuyến du ngoạn thành phố Chemitz do nhóm Monaliesa tổ chức. Chúng tôi đang trên đường lần theo dấu vết của nữ nhà văn Irtraud Morgner. Chúng tôi phát hiện là hầu như không ai đọc tác phẩm của bà. Tôi chợt nghĩ, ta nên thành lập một câu lạc bộ đọc nơi đây, câu lạc bộ này sẽ cống hiến thì giờ đọc những tác phẩm tiểu thuyết đến nay vẫn còn đầy tính riêng và đang bị thờ ơ của những tác giả nữ thời Đông Đức như Morgner.
Thư viện Monaliesa chia ra nhiều phòng dưới mái nhà. | Ảnh (cắt) | © Cá nhân
Nhóm thư viện Monaliesa đã nhiệt tình thâu nhận đề nghị ấy ngay và đã dành cho tôi không những phòng ốc mà ngay cả những kênh truyền thông để sử dụng. Mặc dù thế tôi đã ngạc nhiên bất ngờ, khi buổi gặp đầu tiên khoảng 20 người quan tâm đến tham dự! Cho đến bây giờ chúng tôi là một nhóm hạt nhân gồm khoảng 15 người, phụ nữ và nam nhân, từ người bắt đầu tuổi 20 đến giữa 70 với những kinh nghiệm khác nhau. Hiện giờ chúng tôi đang đọc tiêu thuyết của nữ nhà văn Brigitte Reitmann „Franziska Linkerhand“, cứ mỗi cuộc gặp hai tuần một lần. đọc một chương. Trong những thảo luận tất cả mọi người đều có thể đặt câu hỏi hay đưa ra luận đê, và nhiều lần chúng tôi cũng đọc to các đoạn văn cho nhau nghe, để có thể luôn luôn sát với văn bản. Sau đó chúng tôi tranh luận về các tương quan giới tính trong thời Đông Đức buổi đầu. về kiến trúc xây dựng nhà ở thời tiền kỹ nghệ hay về tính chân thực như tiêu chuẩn căn bản.
Câu lạc bộ đọc sách tìm hiểu về những nữ tác giả Đông Đức. | Ảnh (cắt) | © Cá nhân
Trong mắt tôi, sở dĩ thư viện Monaliesa là nơi hoàn hảo cho câu lạc bộ đọc sách, bởi chính từ lịch sử của nó như là một thư viện thuộc phong trào nữ quyền . Thuở đầu nó được thành lập năm 1990, trong cùng quá trình phong trào công dân vào giai đoạn sụp đổ bức tường Bá Linh. Điều quan trọng đối với tôi là chính đây là một thư viện đến từ hạ tầng, một thư viện của phong trào - .phong trào nữ quyền và phong trào muốn thay đổi Đông Đức. Một thư viện như thế đối với tôi hàm chứa đòi hỏi có tính khai phóng, muốn bảo lưu những phong trào xã hội trong văn chương và tài liệu. Từ ban đầu ở đây cũng đã thu tập loại „văn học xám“, những lời kêu gọi, tờ rơi, những biên bản các cuộc họp của các nhóm pụ nữ Đông Đức và nhiều thứ hơn nữa. Chẳng lâu sau đó, lưu trữ tài liệu chính trị này được đưa ra cho công chúng sử dụng dưới hình thức điện số hoá.
Kho tàng còn ẩn dấu. Kho lưu trữ „văn học xám“. | Ảnh (cắt) | © Cá nhân
Trong lúc ấy có lần tình trạng trông ra đen tối - thư viện Monaliesa bị đóng cửa hết ¾ năm. Tuy nhiên năm 2014 cùng với hội đoàn bảo trợ mới gọi là hội đăng ký nhà nước Lotta , một nhóm các phụ nữ dấn thân đã họp nhau lại, và họ đã đạt được thành quả xin cho thư viện được công nhận là cơ sở chính thức nhận được bảo trợ tài chính của thành phố Leipzig. Cuộc viếng thăm thư viện đầu tiên của tôi là vào dịp lễ khai trương thư viện.
Trong Monaliesa tôi đã có thể không những đến đọc và mượn sách mà còn trao đổi và lên mạng. Nhóm điều hành thư viện tổ chức những buổi thuyết trình, diễn đọc, triển lãm và du ngoạn ban ngày.. Bên cạnh bộ môn văn học về khoa học nữ quyền, mỹ văn và tạp chí còn có sách cho trẻ em và thanh thiếu niên và các phim với những nữ anh hùng mạnh mẽ. Thư viện hoan nghênh sự viếng thăm của trẻ em và thanh thiếu niên. Đôi khi có hơi ồn ào, nhưng tôi thật vui khi họ ở đó. Đói với tôi, thư viện này là một góc chính trường, có nghĩa, nơi ấy có thể cùng nhau tranh luận về những mâu thuẫn và những nhu cầu khác nhau. Ở đó được phép lên tiếng to.
Không chỉ dành cho người trưởng thành. Thư viện Monaliesa cũng có sách dành cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như phim với những nữ anh hùng mạnh mẽ. | Ảnh (cắt) | © Cá nhân
Hãy viết cho chúng tôi!
Thư viện yêu thích của bạn là gì? Bạn quý điều gì ở thư viện của bạn? Bạn đã có một trải nghiệm thư viện đặc biệt? Hãy viết câu chuyện của bạn cho chúng tôi!