Giáo dục liên ngành
Phương pháp nghiên cứu phổ dụng

Xét đến những câu hỏi nghiên cứu gần đây – giảng dạy ở bậc Đại học nên tập trung vào chuyên môn hóa hay vào giáo dục phổ dụng?
Xét đến những câu hỏi nghiên cứu gần đây – giảng dạy ở bậc Đại học nên tập trung vào chuyên môn hóa hay vào giáo dục phổ dụng? | Ảnh (Cắt): © picture alliance/Waltraud Grubitzsch

Qua nhiều thế kỉ, giáo dục Đại học ngày càng được chuyên môn hóa. Tuy nhiên những vấn đề hiện nay đòi hỏi thường xuyên hơn các phương pháp nghiên cứu liên ngành. Người đứng đầu Hiệp hội Leibniz, ông Matthias nhìn thấy sự phục hưng của nghiên cứu phổ dụng.

Alexander von Humboldt thường được đánh giá là một trong những học giả đa năng cuối cùng: Nhà khoa học tự nhiên danh tiếng này cũng có kiến thức uyên bác trong các lĩnh vực như Dân tộc học, Lịch sử hay Địa lý. Vào thế kỉ 17 và 18 thì đây không phải là trường hợp hiếm hoi. Nhà Triết học Gottfried Wilhelm Leibnitz cũng đồng thời có thông thạo Toán học và Luật, nhà Vật lý Isaac Newton am tường Triết học và Thần học. Những học giả cổ điển đa lĩnh vực như trên từ lâu đã không còn xuất hiện nữa. Những kiến thức được đòi hỏi trong nhiều lĩnh vực đã trở nên vô cùng đặc biệt. Điều này không phải là dấu chấm hết của nghiên cứu phổ dụng. Theo ông Matthias Kleiner thì điều ngược lại đang diễn ra. Người đứng đầu Hiệp hội Leibniz nhìn thấy trong sự hợp tác giữa các lĩnh vực chuyên môn khác nhau câu trả lời cho những thách thức thường rất phức tạp hiện nay.
 
Thưa ông Kleiner, người ta cho rằng các nhà khoa học ngày nay ngày càng biết nhiều hơn trong ít lĩnh vực hơn. Liệu lý tưởng về một nền giáo dục phổ dụng ,tiêu biểu như Leibniz hoặc Humboldt, có biến mất khỏi hệ thống giáo dục Đức không?

Có và Không. Bên cạnh sự chuyên môn hóa và phân công lao động sâu sắc thì cũng có sự hợp tác liên ngành rộng rãi. Khoa học rât toàn diện và nó liên quan tới toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Khoa học đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phức tạp của tương lại. Điều quan trọng là khoa học không chỉ đào sâu vào những vấn đề trong lĩnh vực riêng của mình mà có sự kết nối với những lĩnh vực khác. Điều quan trọng không kém là: Sự xuất sắc liên ngành chỉ đạt được khi mỗi ngành riêng lẻ đều có năng lực tốt. 

Điều đó có nghĩa là, mặc dù cần những nhà khoa học chuyên môn, nhưng thông qua sự hợp tác liên ngành có thể thực hành phương pháp nghiên cứu phổ dụng. Liệu đây có phải là phương pháp của Hiệp hội Leibniz không?

Matthias Kleiner, cựu kĩ sơ chế tạo máy, nhiều năm giữ chức chủ tịch Quỹ Nghiên cứu. Từ năm 2014 ông là chủ tịch Hiệp hội Leibniz. Matthias Kleiner, cựu kĩ sơ chế tạo máy, nhiều năm giữ chức chủ tịch Quỹ Nghiên cứu. Từ năm 2014 ông là chủ tịch Hiệp hội Leibniz. | Ảnh: © Leibniz-Gemeinschaft/Oliver Lang Hiệp hội Leibniz hoạt động theo nguyên tắc này. Trong 95 Viện Nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng Nghiên cứu và các Bảo tàng Nghiên cứu hiện có 20.000 con người đang nỗ lực tạo ra tri thức. Mỗi một viện đều có một sứ mệnh riêng và bản thân nó đều mang tính liên ngành. Anh hãy lấy ví dụ về biến đổi khí hậu. Viện Nghiên cứu Tác động biến đổi khí hậu Postdam hiện nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tự nhiên tới xã hội học. Tuy nhiên cũng có những câu hỏi mà bản thân Viện không thể tự tìm câu trả lời được. Do đó người ta cần phát triển năng lực và văn hóa cho sự hợp tác liên ngành. 

Vậy thông điệp này đã được đến được các trường Đại học và các Viện Nghiên cứu chưa, thưa ông?

Tôi không thể đánh giá được, liệu thông điệp đã đến được tất cả mọi nơi chưa. Tuy nhiên ý thức về sự hợp tác đang ngày càng tăng. Trung tâm Nghiên cứu các lĩnh vực đặc biệt của Quỹ Nghiên cứu Đức thể hiện điều này. Từ nhiều năm nay nhu cầu về những hỗ trợ nghiên cứu từ trung tâm này là rất lớn. Điều này đúng thôi, bởi vì những sự đổi mới xuất hiện tại giao diện của giữa các ngành. 

Điều này nghe giống như sự trở lại phương pháp giáo dục phổ dụng. Người ta có thể nói về sự phục hưng của giáo dục toàn diện không?

Có lẽ người ta có thể biện luận theo hướng này, bởi vì những vấn đề hiện nay đã trở nên phức tạp và đa dạng hơn trước rất nhiều. Có một số ví dụ như: biến đổi khí hậu, nghiên cứu về xung đột và hòa bình, an ninh lương thực thế giới hay đại dịch. Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng tới chúng ta và chúng cần được nghiên cứu và giải quyết trên diện rộng. Chẳng hạn chúng tôi có Hiệp hội Ngiên cứu Leibniz "Lão hóa khỏe mạnh". Làm thế nào chúng ta có thể hưởng tuổi gia với sự hài lòng? Nghiên cứu mở rộng từ quá trình lão hóa tế bào tới hệ thống lương hưu và cả câu hỏi, liệu người gia có thể sống trong môi trường đô thị không? Đó là một phương pháp nghiên cứu phổ dụng và phương pháp này ngày càng phổ biến hơn. Trong nghiên cứu về đa dạng sinh học lẫn nghiên cứu biển. 

Trong lĩnh vực này thì Đức đang đứng ở trên thế giới?

Khoa học ở Đức không cần phải trốn tránh dưới bất kì hình thức nào, bởi vì những điều kiện ở đây rất tuyệt vời. Các cơ sở khoa học chất lượng cao của chúng ta được phân bổ rộng rãi khắp cả nước. Mặc dù chúng ta thiếu những trường đại học hàng đầu thế giới như ở Mỹ, nhưng nhìn chung năng lực khoa học của chúng ta là rất lớn. Tuy nhiên chúng ta phải tiếp tục phát triển nó, bởi vì Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang bắt kịp một cách nhanh chóng. Hiện giờ chúng ta vẫn có thể tham gia cùng rất tốt, tuy nhiên chúng ta phải suy nghĩ theo hướng Châu Âu nhiều hơn và phải tận dụng sự kết hợp đặc biệt giữa cạnh tranh và hợp tác. Đó chính là một điểm mạnh. Người trẻ từ Đức được chào đón trên khắp thế giới. Đó chính là minh chứng cho nền giáo dục xuất sắc của chúng ta.

Trong chừng mực nào thì những thúc ép về kinh tế trong giảng dạy và nghiên cứu cũng như sự thúc đẩy của thị trường lao động khuyến khích việc chuyên môn hóa cao ở sinh viên?

Trong giảng dạy tôi nhận thấy nhu cầu về sửa đổi sau cải cách Bologna. Với việc đưa ra chương trình cử nhân và thạc sĩ, nhiều môn học mới đã được phát triển, một phần trong số đó rất đặc biệt. Chúng ta phải cân nhắc xem liệu ở giai đoạn đầu của bậc đại học có nên quay lại với các kiến thức toàn diện hơn không và sự chuyên sâu chỉ nên đưa vào chương trình thạc sĩ. Chất lượng trong giai đoạn nghiên cứu tiến sĩ và sau tiến sĩ lại là một chủ đề khác. Chỉ 20% những người giỏi nhất tiếp tục làm việc trong lĩnh vực khoa học, và chỉ một phần nhỏ trong số họ là giáo sư. 80% còn lại làm việc trong khu vực kinh tế hoặc các tổ chức xã hội. Chính vì vây chúng ta cần phải chuẩn bị cho người trẻ tốt hơn. 

Hộp thông tin

Hiệp hội khoa học Gottfried Wilhelm Leibniz e.V.,gọi tắt là Hiệp hội Leibniz, là liên hiệp của 95 tổ chức nghiên cứu ngoài đại học với nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng duy trì sự hợp tác liên ngành. Các bảo tàng nghiên cứu cũng thuộc Hiệp hội.