Ansicht auf den unteren Teil eines Tisches, an dem Schülerinnen und Schüler sitzen. © Goethe-Institut

Giáo dục bắt buộc và học phí

Ở Đức có một nền giáo dục bắt buộc: Trẻ em phải học 9 năm ở trường. Ở một vài tiểu bang, việc giáo dục bắt buộc cũng được áp dụng cả với trẻ có hiện trạng cư trú không rõ ràng. Năm học bắt đầu vào tháng tám hoặc tháng chín và kéo dài đến tháng sáu hoặc tháng bảy, tùy theo từng tiểu bang. Thường thì học sinh đi học ở các trường công lập. Học ở đây không mất học phí. Bạn phải trả một khoản tiền nhỏ cho các bản sao, tài liệu học tập hoặc các chuyến dã ngoại. Học sinh ở trường tư phải đóng học phí. 

Con của bạn cần được hỗ trợ về tiếng Đức? Vậy bạn hãy liên hệ trực tiếp với trường học.

Portrait einer jungen Frau mit asiatischem Hintergrund. © Goethe-Institut

Các dạng trường 

Có nhiều dạng trường khác nhau. Hệ thống trường học ở các tiểu bang cũng khác nhau. Tất cả em từ 6 hoặc 7 tuổi sẽ đến trường tiểu học. Sau lớp 4 ( ở một số bang là lớp 6 ), trẻ em sẽ học ở trường cơ bản. Các dạng trường cơ bản cũng hoàn toàn khác nhau. Vào năm lớp 4, trường tiểu học sẽ cho bạn lời khuyên về trường mà con bạn nên học. Có trường cơ bản hoặc trường bậc trung ( lớp 5 đến lớp 9/10 ), nơi học sinh thi tốt nghiệp bằng tốt nghiệp cơ bản hoặc bằng tốt nghiệp cơ bản nâng cao. Ở trường đại trà, học sinh sẽ học các môn thực hành như thủ công hoặc vẽ kỹ thuật. Một trường cấp cao hơn là trường hướng nghiệp ( lớp 5 đến 10 ), nơi học sinh thi lấy bằng tú tài kỹ thuật . Sau khi tốt nghiệp trường bậc trung hoặc trường hướng nghiệp bạn có thể đi học nghề. Cuối cùng còn có trường phổ thông ( đến lớp 12 ). Đây là nơi học sinh thi lấy bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và sau đó có thể nhập học đại học. Ở trường phổ thông, học sinh thường học 2 - 3 ngoại ngữ, ví dụ như tiếng Anh và tiếng Pháp. 

Ở một số tiểu bang còn có trường trung học tổng hợp. Đó là dạng trường bao gồm chung cả trường đại trà, trường thực nghiệm và trường phổ thông. Ở đây, nếu học sinh muốn chuyển trường, ví dụ như từ trường đại trà sang trường hướng nghiệp, thì sẽ dễ dàng hơn. Ở các trường tách riêng, học sinh cũng có thể chuyển trường nhưng điều này không đơn giản. Ởmỗi tiểu bang còn có các trường song ngữ, trường khuyến trợ, trường chuyên ngành và dạy nghề bậc trung. 

Thông tin chính xác hơn mời bạn xem ở phần thiết kế đồ họa thông tin của chúng tôi.

Thời gian học

Thông thường thì giờ học của các trường kết thúc vào buổi trưa hoặc đầu buổi chiều ( 14 hoặc 15 giờ). Sau đó trẻ em có thể đến lớp học bán trú (Hort) và ở lại đó cho đến chiều. Ở đó các em sẽ được ăn và được hỗ trợ khi làm bài tập về nhà. Tuy nhiên bạn phải trả tiền cho các lớp học bán trú (Hort). Các trường học cả ngày càng ngày càng nhiều. Đó là nơi học sinh ở lại cả ngày, thường là đến 16 hoặc 17 giờ.

Các môn học

Ở trường, học sinh học nhiều môn khác nhau. Trong đó có cả thể dục. Ở trường tiểu học, môn thể dục ở chưa phân hóa, các em nam, nữ đều học như nhau. Ở các trường tiếp theo, học sinh nam và nữ có lúc học chung thể dục, có lúc học riêng. Thỉnh thoảng cũng có cả giờ học bơi. Phần lớn các trường đều có môn tôn giáo. Nhưng bạn có thể xin nghỉ môn tôn giáo và không phải đến học. Bạn có thể chọn môn đạo đức thay thế, và ở một vài trường còn có những tôn giáo khác (ví dụ như đạo Hồi hoặc đạo Do thái). 

Nếu con bạn gặp khó khăn trong một môn học thì có thể học phụ đạo ngoài giờ. Có thể thuê gia sư dạy phụ đạo hoặc cho trẻ học ở một trường dạy phụ đạo. Thường thì chi phí khi thuê giáo viên dạy phụ đạo tư sẽ rẻ hơn một chút.

Eine Schulklasse steht bei einer Stadtbesichtigung um die Lehrkraft herum, die etwas zur Geschichte der Stadt erzählt. © Goethe-Institut

Các hoạt động ngoại khóa

Thông thường trong một năm học sinh có một buổi đi chơi với lớp. Chuyến dã ngoại thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Cả lớp cùng đi tới một thành phố hoặc một địa điểm khác. Có cả những ngày đi tản bộ. Học sinh cùng tổ chức một chuyến dã ngoại. Qua đó, các em học thêm về lịch sử, văn hóa và thiên nhiên. Trường cũng có tổ chức các lễ hội. Khi đó thường diễn ra các buổi diễn kịch hoặc hòa nhạc của học sinh.

Phụ huynh

Mỗi trường đều có một ban đại diện phụ huynh, đó là những phụ huynh cùng cộng tác với nhà trường. Trong năm có nhiều buổi họp phụ huynh. Các bận phụ huynh nhận được những thông tin quan trọng từ các giáo viên và có thể làm quen với nhau. Họ cũng có thể đặt hẹn và nói chuyện riêng với giáo viên. Người ta gọi đó là đối thoại với phụ huynh. Những buổi nói chuyện như thế thường xảy ra khi có vấn đề ở trường hoặc khi phụ huynh muốn biết tình hình của con mình.

Video International Sign

Những câu hỏi thường gặp

Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư. 

Dẫn đến tờ mẫu liên hệ