Khẩu âm trong ngôn ngữ
Một phần của bản sắc

Nhiều người nói với khẩu âm
Nhiều người nói với khẩu âm | Ảnh (trích): © olly - Fotolia.com

Có những người học tiếng Đức sử dụng khẩu âm của họ để nhấn mạnh bản sắc văn hóa của mình. Tuy nhiên nhiều người muốn nhanh chóng rũ bỏ khẩu âm, để không gây sự chú ý của những người bản ngữ. Chuyên gia Đức ngữ Ursula Hirschfeld giải thích, tại sao điều đó hoàn toàn không đơn giản.

Thưa Giáo sư Hirschfeld, nếu cậu bé François trong bộ phim „Bibi và Tina – đám con gái chống lại đám con trai“ mở miệng nói, ai cũng biết ngay, cậu là người Pháp. Tại sao chúng ta nhận ra tiếng mẹ đẻ của một người dựa vào khẩu âm của người đó?

Điều đó liên quan đến việc, các đặc điểm và quy tắc của tiếng mẹ đẻ được chuyển giao sang ngôn ngữ thứ hai. Nguyên âm và phụ âm, nhưng cả giai điệu, nhịp điệu và trọng âm của ngôn ngữ đầu vào và ngôn ngữ đầu ra gắn với nhau trong một mối quan hệ đặc biệt, nên ví dụ như có khẩu âm đặc trưng Nga trong tiếng Đức hoặc khẩu âm đặc trưng Đức trong tiếng Anh được chúng ta nhận ra.

Công trình nghiên cứu „Những quan điểm về ngôn ngữ hiện nay ở Đức“ từ năm 2009 của Viện Tiếng Đức cho thấy, khẩu âm Pháp và Italia được người Đức bản ngữ rất ưa chuộng, trong khi nhiều người Đức không thích khẩu âm Nga và khẩu âm Thổ. Tại sao các khẩu âm tiếng nước ngoài lại được cảm nhận khác nhau như vậy?

Prof. Dr. Ursula Hirschfeld
Prof. Dr. Ursula Hirschfeld | Foto (Ausschnitt): © Privat
Những đánh giá chủ quan ngôn ngữ nói phụ thuộc một mặt vào âm điệu nghe thấy từ một câu nói: ví dụ như câu nói từ một ngôn ngữ có giai điệu hoặc từ ngôn ngữ chỉ sử dụng những âm độ to nhỏ khác nhau? Có nhiều nguyên âm và phụ âm hoặc chuỗi các phụ âm không? Ngoài ra mối quan hệ nào với ngôn ngữ thứ nhất của người nói cũng đóng một vai trò: Những ngôn ngữ ta không tiếp cận được, được ta đánh giá khác so với những ngôn ngữ ta cảm thấy gần gũi, vì ví dụ như bản thân chúng ta nói những ngôn ngữ đó. Cuối cùng thì quan hệ của chúng ta với văn hóa và xã hội, nơi ngôn ngữ đó được nói, cũng tác động lên đánh giá của chúng ta.

Hậu quả nào có thể có đối với người nói, nếu khẩu âm của họ bị những người Đức bản ngữ khước từ?

Một loạt các nghiên cứu cho thấy, những người mang theo một khẩu âm đặc trưng của người nhập cư không có cùng cơ hội khi chọn việc làm và khi tuyển dụng. Có thể nhận định rằng, những người đó cũng bị ngăn cách trong những bối cảnh xã hội khác hoặc trong quan hệ cá nhân. Tuy nhiên nhận định đó không chỉ đúng đối với những người có khẩu âm ngôn ngữ nước ngoài, mà cả những người đến từ những vùng khác có khẩu âm tiếng địa phương rõ rệt hoặc những người nói lắp hoặc nói ngọng. Bất cứ trường hợp nào, khi cách nói khác với thông thường hoặc khác với chuẩn mực được chờ đợi, có thể dẫn đến kỳ thị.

Tuy vậy nhiều nghiên cứu về bản ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số và về dạng tiếng Đức chủ yếu được thanh, thiếu niên sử dụng ở những vùng đô thị có tỉ lệ cao những người nói nhiều ngôn ngữ cho thấy, thanh, thiếu niên chủ đích sử dụng những khẩu âm tiếng nước ngoài, tuy họ nói được tiếng Đức chuẩn. Bà giải thích thế nào về điều đó?

Thanh, thiếu niên thường muốn tách mình ra khỏi các nhóm tuổi và xã hội khác: ngôn ngữ riêng của thanh, thiếu niên là một hiện tượng đã được quan sát từ lâu. Đối với thanh, thiếu niên nói tiếng nước ngoài có thể là họ muốn nhấn mạnh một phần nhất định trong bản sắc của họ, nếu họ nói với khẩu âm của tiếng mẹ đẻ. Có những nghiên cứu tương tự đối với thanh, thiếu niên Nhật Bản đã sống rất lâu trong một nước nói tiếng Đức và nói tiếng Đức rất tốt, và sau đó họ trở về Nhật Bản trong khóa học tiếng họ nói với khẩu âm để ở đó họ không bị coi là người ngoài cuộc và được hòa nhập vào nhóm.

Tuy vậy giáo viên tiếng Đức có nên khuyến khích người học, nói không có khẩu âm không?

Tất nhiên giáo viên trước tiên cần phải khích lệ người học không ngần ngại khi giao tiếp, mặc dù có khẩu âm. Khi đó tất cả những người trong cuộc phải nhận thức được rằng, có thể là người học ngôn ngữ thứ hai không bao giờ nói được ngôn ngữ thứ hai như phát thanh viên trên đài phát thanh. Nhưng: ai nói không có khẩu âm, sẽ gặp ít vấn đề nhất trong giao tiếp và kể cả người ngoài vùng cũng dễ hiểu được người đó. Chính vì thế phát âm không có khẩu âm là điều đáng mong muốn, không phụ thuộc vào những khả năng kỳ thị có thể có. Điều đó đặc biệt đúng đối với những người sắp trở thành giáo viên ngoại ngữ, vì cho dù có Audio-CD, Video và nhiều khả năng trên Internet để nghe tiếng Đức, họ là những tấm gương quan trọng nhất đối với học sinh của họ.

Nhiều người học tiếng Đức rất muốn nói không có khẩu âm, nhưng không làm được. Nguyên nhân nằm ở đâu?

Việc học phát âm đòi hỏi phải tạo ra những mẫu nghe mới và phát triển các chu trình phát âm khi vận động các nhóm cơ nhỏ, riêng rẽ. Ai trong ngôn ngữ thứ nhất không phân biệt được nguyên âm dài với nguyên âm ngắn, sẽ không phân biệt được khi nghe các từ „Staat“ va „Stadt“ trong tiếng Đức. Ai như người Pháp chỉ biết một trọng âm ở âm tiết cuối cùng, sẽ không cảm nhận được sự khác biệt giữa „UMfahren“ và „umFAHREN“. Để phân biệt được, cần phải tích cực luyện nghe. Và việc học và tự động hóa những cử động nhất định của cơ trong miệng là một thách thức. Điều đó dẫn đến việc là người ta vẫn có thể nghe thấy những phát âm không chuẩn của những người đã học tiếng Đức có trình độ khá cao. Tiếc là một số giáo viên tiếng Đức không được đào tạo tốt về phát âm. Ngoài phương pháp bắt chước ra họ không biết những phương pháp giảng dạy và học tập khác và họ không thế giúp đỡ học sinh một cách có chủ đích. Thêm vào đó còn hay thiếu tài liệu giảng dạy phù hợp và bài tập trong sách giáo khoa không đủ để luyện nghe một cách có chủ đích và tự động hóa những vận động của cơ khi phát âm.

Bà có thể giới thiệu một ví dụ luyện phát âm điển hình là như thế nào không?

Một vấn đề lớn trên khắp thế giới là phát âm đúng từ quan trọng nhất trong tiếng Đức: Ich, tuy có thể luyện rất nhanh và đơn giản từ đó. Để làm được điều đó, từ Ja được nói thầm - mỗi người học tiếng Đức đều làm được. Sau đó ta tập trung vào phụ âm và nói thầm phụ âm to và rõ – như thế ta sẽ phát âm đúng âm Ich. Người ta cần luyện nhiều lần, cho đến khi thấy chắc chắn và có thể tạo được âm đó cả trong những liên kết âm khác – trước tiên thì thầm, sau nói to, ví dụ như „Ich – ja“.
 

GS.TS. Ursula Hirschfeld là giáo sư từ năm 1999 về khoa học nói với trọng tâm là phát âm tại Viện Khoa học nói và Phát âm của trường Đại học Martin-Luther ở Halle-Wittenberg.