|
14h00-16h00
Tiếng nói đằng sau tác giả
Thảo luận | Văn chương và dòng chảy văn hoá
-
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
- Ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp
- Phí Đăng ký tham dự miễn phí
- Một phần chương trình: Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức
Trong buổi trò chuyện này, những nhà văn, những cây viết và nhà phê bình văn chương từ sẽ cùng ngồi lại với những tác giả nổi tiếng để khám phá những cuốn sách, nhà văn và truyền thống truyền miệng đã định hình nghệ thuật viết của họ. Điều gì ở cấu trúc câu chuyện, giọng điệu nhân vật, hay cách chuyển ngữ đặc biệt nào đã khiến họ nhớ mãi? Những ảnh hưởng này—dù là huyền thoại tuổi thơ, tiểu thuyết kinh điển, hay viên ngọc bất ngờ—đã định hướng tác phẩm của họ như thế nào, dù ý thức hay vô thức?
Bằng cách truy vết những kết nối này, chúng ta sẽ thấy quá khứ của văn học và cội nguồn kể chuyện cá nhân tiếp tục định hình hiện tại của nó ra sao.
-----------------------------------------
Một chương trình trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức
Các diễn giả
Kim Nguyen Baraldi là nhà tiểu luận và phê bình văn học.
Anh tốt nghiệp ngành Văn học Hiện đại và có bằng Thạc sĩ Văn học So sánh tại Đại học Sorbonne (Paris), cùng bằng Thạc sĩ Viết sáng tạo từ Đại học Pompeu Fabra (Barcelona).
Anh là tác giả của cuốn "Por qué Georges Perec" (La uÑa RoTa, Tây Ban Nha, 2024) với bản dịch tiếng Pháp dự kiến xuất bản năm 2026, các tiểu luận của anh xuất hiện trên nhiều tạp chí văn hóa - văn học tại Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.
Từ năm 2011, anh biên tập trang web văn học Calle del Orco và thường xuyên hướng dẫn các hội thảo viết sáng tạo. Hiện anh sống tại Barcelona.
Cecile Pin lớn lên ở Paris và thành phố New York. Cô chuyển đến London năm 18 tuổi để học Triết học tại Đại học University College London, sau đó tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học King’s College London. Trước đây, cô từng làm việc trong ngành xuất bản.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô, Wandering Souls (tạm dịch: Những Linh Hồn Phiêu Bạt), đã lọt vào danh sách dài giải Women’s Prize for Fiction, giải Prix Femina Étranger, và danh sách rút gọn cho giải Waterstones Debut Fiction Prize.
Khuê Phạm (she/her) là nhà báo và nhà văn người Đức gốc Việt từng đoạt nhiều giải thưởng.
Tốt nghiệp Trường Kinh tế London (LSE), cô từng là phóng viên sản xuất cho đài NPR tại Berlin trước khi trở thành biên tập viên cho tuần báo Die Zeit. Các bài viết của cô cũng thường xuyên xuất hiện trên The Guardian và USA Today.
Năm 2012, cô đồng tác giả cuốn "We New Germans" (tạm dịch: Chúng tôi - Những người Đức mới), một tác phẩm phi hư cấu về thế hệ người nhập cư thứ hai tại Đức. Tiểu thuyết đầu tay của cô, "Brothers and Ghosts", đã được xuất bản bằng tiếng Anh tại Úc, Anh và Mỹ. Cô còn tham gia biểu diễn trong vở kịch "Kim", chuyển thể từ tiểu thuyết của cô, với các suất diễn lưu diễn tại Đức và Đài Loan.
Hiện Khuê đang viết cuốn tiểu thuyết thứ hai và mới nhận được tài trợ từ Quỹ Văn học Đức để hỗ trợ sáng tác. Là thành viên sáng lập hiệp hội nhà văn PEN Berlin, cô cũng tham gia ban giám khảo Giải Văn học Quốc tế - giải thưởng dành cho tác phẩm văn học toàn cầu được dịch sang tiếng Đức.
Tìm hiểu thêm tại: khuepham.de/english
Nuage Rose (Hồng Vân), Kỹ sư tin học, tùy viên kinh tế - thương mại Pháp tại Việt Nam, tổng thư ký phụ trách ASEAN, Đại sứ quán Pháp tại Singapore… Chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cho đến nay, chị đã sinh sống và làm việc tại Paris hơn bốn mươi năm.
Các tác phẩm đã xuất bản của chị bao gồm:
- Trois Nuage au pays des nénuphars (tự truyện, Société des Écrivains, 2013)
- Ba áng Mây trôi dạt xứ bèo (tự truyện, NXB Trẻ, 2017, tái bản 2018)
- 120 ngày Mây thì thầm với gió (tự truyện, NXB Trẻ, 2021)
Tiến sĩ Đào Lê Na hiện là giảng viên chính, chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cô từng là học giả Fulbright tại Đại học Massachusetts - Amherst, Hoa Kỳ trong năm học 202 - 2022. Các học phần cô giảng dạy bao gồm: Viết sáng tạo, Nhập môn nghiên cứu điện ảnh, Biên kịch, Cảm thụ và sáng tác truyện ngắn, và Nhập môn nghệ thuật học. Hướng nghiên cứu của cô tập trung vào: Nghiên cứu điện ảnh, Nghệ thuật học, Nghiên cứu cải biên (adaptation studies), và Văn hoá Việt Nam. Bà đã công bố nhiều bài báo khoa học và chương sách tại Việt Nam và có nhiều bài báo cáo khoa học tại các hội thảo quốc tế như AAS, ICAS, Engaging with Vietnam.
Các Links tới chủ đề này
Địa điểm
10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
TP. Hồ Chí Minh
Việt Nam