|

18h30-20h30

Những tự sự di dân

Thảo luận | Văn chương, Căn tính, và Di sản văn hoá

HAN Những tự sự di dân Văn chương, Căn tính, và Di sản văn hoá 1500 © Goethe-Institut Hà Nội

HAN Những tự sự di dân Văn chương, Căn tính, và Di sản văn hoá 7360 © Goethe-Institut Hà Nội

Liệu cảm giác lớn lên giữa nhiều nền văn hóa, ở đó khái niệm "nhà" hay "gốc rễ" không thể trả lời một cách đơn giản và rõ ràng là như thế nào? Ở trong trường hợp của những nhà văn Châu Âu gốc Việt, việc sống trong những sự trăn trở khôn nguôi về căn tính ấy ảnh hưởng và định hình căn tính văn chương của họ ra sao?

Trong buổi trò chuyện  văn học này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe các nhà văn đang sống giữa những làn ranh của văn hóa kể về câu chuyện sự ảnh hưởng của trải nghiệm di dân, cũn như những sự giao thoa khác nhau trong bối cảnh thế giới đương đại đã định hình nên bản sắc văn chương của họ. Khi bản sắc được dệt đan từ những chuyển dịch và giao thoa, những dấu ấn độc đáo nào hiện lên trong trang viết? Những sợi chỉ nào kết nối các tác phẩm - và chúng dẫn ta đi đâu?

Trong bối cảnh đương đại, nơi những đường biên của văn hóa liên tục giao thoa, những câu chuyện của những nhà văn hải ngoại không chỉ là những tiếng nói của một thế giới khác, mà là những câu chuyện đầy gần gũi và khơi gợi nhiều phản tư. Thân mời các bạn yêu văn chương cùng tới tham dự.

-----------------------------------------
Một chương trình trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức

HAN #50vietduc EN ohneText 1500

 

Các diễn giả

Khuê Phạm (she/her) là nhà báo và nhà văn người Đức gốc Việt từng đoạt nhiều giải thưởng.
Tốt nghiệp Trường Kinh tế London (LSE), cô từng là phóng viên sản xuất cho đài NPR tại Berlin trước khi trở thành biên tập viên cho tuần báo Die Zeit. Các bài viết của cô cũng thường xuyên xuất hiện trên The Guardian và USA Today.
Năm 2012, cô đồng tác giả cuốn "We New Germans" (tạm dịch: Chúng tôi - Những người Đức mới), một tác phẩm phi hư cấu về thế hệ người nhập cư thứ hai tại Đức. Tiểu thuyết đầu tay của cô, "Brothers and Ghosts", đã được xuất bản bằng tiếng Anh tại Úc, Anh và Mỹ. Cô còn tham gia biểu diễn trong vở kịch "Kim", chuyển thể từ tiểu thuyết của cô, với các suất diễn lưu diễn tại Đức và Đài Loan.
Hiện Khuê đang viết cuốn tiểu thuyết thứ hai và mới nhận được tài trợ từ Quỹ Văn học Đức để hỗ trợ sáng tác. Là thành viên sáng lập hiệp hội nhà văn PEN Berlin, cô cũng tham gia ban giám khảo Giải Văn học Quốc tế - giải thưởng dành cho tác phẩm văn học toàn cầu được dịch sang tiếng Đức.
Tìm hiểu thêm tại: khuepham.de/english

Vanessa Vũ là nhà báo và tác giả làm việc tại tạp chí ZEIT. Năm 2024, cô xuất bản cuốn sách đầu tay «Komm dahin, wo es still ist» (Rowohlt), một tập thư trao đổi với chồng cô – người Syria Ahmad Katlesh – về chủ đề tị nạn, di cư và bản sắc. Cha mẹ Vũ đến từ Việt Nam, cô sinh năm 1991 tại Đức và trải qua tuổi thơ tại trung tâm tị nạn ở Pfarrkirchen – một ký ức in dấu sâu sắc lên tư duy và văn phong của cô.

Từ năm 2017, cô là biên tập viên tại ZEIT ONLINE, chuyên viết phóng sự, tiểu luận và phân tích xoay quanh các vấn đề di cư, nhân quyền và công bằng xã hội. Hàng tháng, cô dẫn chương trình «Klassenzimmer» tại nhà hát Schaubühne Berlin – một chuỗi đối thoại về nghèo đói và phân biệt giai cấp. Giai đoạn 2018–2023, cô đồng sáng lập podcast Việt-Đức «Rice and Shine».
Cô từng nhận nhiều giải thưởng uy tín như Theodor-Wolff-Preis, Helmut-Schmidt-Preis và Lessing-Preis für Kritik.

Kim Nguyen Baraldi là nhà tiểu luận và phê bình văn học.
Anh tốt nghiệp ngành Văn học Hiện đại và có bằng Thạc sĩ Văn học So sánh tại Đại học Sorbonne (Paris), cùng bằng Thạc sĩ Viết sáng tạo từ Đại học Pompeu Fabra (Barcelona).
Anh là tác giả của cuốn "Por qué Georges Perec" (La uÑa RoTa, Tây Ban Nha, 2024) với bản dịch tiếng Pháp dự kiến xuất bản năm 2026, các tiểu luận của anh  xuất hiện trên nhiều tạp chí văn hóa - văn học tại Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.
Từ năm 2011, anh biên tập trang web văn học Calle del Orco và thường xuyên hướng dẫn các hội thảo viết sáng tạo. Hiện anh sống tại Barcelona.

Anna Mọi, tên thật là Trần Thiên Nga, sinh năm 1955 tại Sài Gòn, trong một gia đình “Bắc 54” (gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954); suốt thời thơ ấu, đã đi và sống ở nhiều vùng đất như Sài Gòn, Buôn Mê Thuột và Hội An. Trong những năm 1970, sau khi đỗ tú tài tại trường Pháp Marie Curie Sài Gòn, Thiên Nga sang Paris học Lịch sử tại Trường Đại học Nanterre. Sau đó, cô quyết định chuyển sang học ngành thời trang ở École de la Chambre Syndicale; rồi trở thành nhà tạo mẫu và sở hữu một cửa hiệu thời trang riêng tại Paris, mang tên Anna Moï (sau này trở thành bút danh).
Bắt đầu viết những câu thơ đầu tiên từ năm 16 tuổi, đăng tạp chí ở Hoa Kỳ, nhưng bỏ bẵng viết lách trong hơn 20 năm. Tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản năm 2001, đến nay (2024), Anna Moï đã có trong tay 8 tập truyện ngắn và 3 tiểu thuyết. 
Anna Moï được Chính phủ Pháp phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ về Văn chương và Nghệ thuật”. Tiểu thuyết Nọc bướm (Le Venin du papillon) do NXB Trẻ phát hành vào tháng 1-2025, giành giải thưởng Littérature-monde của Pháp năm 2017.

Thiên Thanh (Nu) (danh xưng: anh/ họ) nghệ sĩ / nhà sản xuất nghệ thuật. Các tác phẩm và công tác xã hội của họ là cách để họ kết nối với cội nguồn và giúp trao quyền cho người khác. Nu thành lập Chương trình Lưu trú AirHue vào năm 2024 tọa lạc tại Huế - cố đô của Việt Nam. AirHue mang đến cơ hội làm việc cho các nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật thị giác, kỹ thuật số và âm thanh, khuyến khích các chủ đề thử nghiệm và kết nối với bối cảnh địa phương thông qua hội thảo và mở xưởng.

Nu đồng sáng lập Vănguard - tập zine dành cho LGBTQ+ Việt Nam để thúc đẩy sự nhận biết về cộng đồng này. Các tập zine được trưng bày và nghiên cứu tại các thư viện tạp chí khác nhau trên thế giới. Năm 2019, Vănguard được Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) lưu trữ. Nu đã được mời nói chuyện tại Địa Project, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại học Northeastern và Đại học M.I.T.

Nu cũng là người đồng sáng lập hostel nghệ thuật đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Cháo Chaosdowntown, nơi tổ chức các buổi biểu diễn, trưng bày, nói chuyện và hợp tác với các nghệ sĩ trong nước và quốc tế. 

Những việc Nu làm tập trung vào những cách cộng đồng người Việt có thể chữa lành qua những áp bức họ đã gánh chịu.