|

18h30-20h30

Âm vang kiên cường

Thảo luận | Những tiếng nói của nữ nhà văn Việt hải ngoại

HAN Âm vang kiên cường Những tiếng nói của nữ nhà văn Việt hải ngoại 1500 © Goethe-Institut Hà Nội

HAN Âm vang kiên cường Những tiếng nói của nữ nhà văn Việt hải ngoại 7360 © Goethe-Institut Hà Nội

Đối với các nữ nhà văn Việt trong cộng đồng hải ngoại châu Âu, thực hành viết lách trở thành mở ra những ý niệm về sự giao thoa và sự phản tư. Ở đó, chúng ta bắt gặp những cuộc đấu tranh của căn tính, của nỗ lực vượt lên trên những nhị nguyên của truyền thống và hiện đại, của kì vọng và khát vọng, và của những cách hiểu đóng khuôn của thế nào mới là phụ nữ. Đọc văn chương của họ vì thế, chúng ta tìm thấy những nghịch lý đặc thù của thân phận phụ nữ ly hương: sự giằng co giữa kỳ vọng gia tộc, của việc làm mẹ và những khát khao cá nhân riêng tư. Ở đó, ta cũng bắt gặp cả niềm khát khao thuộc về nơi vùng đất mà họ gọi là "nhà" với nhiều những băn khoăn, cuộc đối thoại thầm lặng để giành lấy vị trí trong thế giới văn chương vốn thường bỏ quên tiếng nói Á Đông và nữ tính.

Từ đó, đắm chìm vào thế giới văn chương của những nhà văn ấy, ta như được bước chân vào hành trình đầy riêng tư. Ở đó, giữa những vật lộn của một bên là câu hỏi về việc gìn giữ văn hóa hay định hình cá tính cá nhân, và giữa muôn vàn những vấn đề lớn nhỏ mà đôi khi rất khó để gọi tên, chúng ta có thể suy tư ngược lại về ý nghĩa của văn chương, của tự sự, về sức mạnh của những câu chuyện. Liệu rằng, văn chương có thể là công cụ để lưu trữ những tự sự, những góc nhìn của một cộng đồng với những đặc thù riêng, hay nó còn mở rộng hơn thế nữa? Thân mời các bạn độc giả yêu văn chương cùng tới tham dự.

-----------------------------------------
Một chương trình trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức

HAN #50vietduc EN ohneText 1500

Điều phối và diễn giả

Vanessa Vũ là nhà báo và tác giả làm việc tại tạp chí ZEIT. Năm 2024, cô xuất bản cuốn sách đầu tay «Komm dahin, wo es still ist» (Rowohlt), một tập thư trao đổi với chồng cô – người Syria Ahmad Katlesh – về chủ đề tị nạn, di cư và bản sắc. Cha mẹ Vũ đến từ Việt Nam, cô sinh năm 1991 tại Đức và trải qua tuổi thơ tại trung tâm tị nạn ở Pfarrkirchen – một ký ức in dấu sâu sắc lên tư duy và văn phong của cô.

Từ năm 2017, cô là biên tập viên tại ZEIT ONLINE, chuyên viết phóng sự, tiểu luận và phân tích xoay quanh các vấn đề di cư, nhân quyền và công bằng xã hội. Hàng tháng, cô dẫn chương trình «Klassenzimmer» tại nhà hát Schaubühne Berlin – một chuỗi đối thoại về nghèo đói và phân biệt giai cấp. Giai đoạn 2018–2023, cô đồng sáng lập podcast Việt-Đức «Rice and Shine».
Cô từng nhận nhiều giải thưởng uy tín như Theodor-Wolff-Preis, Helmut-Schmidt-Preis và Lessing-Preis für Kritik.

Cecile Pin lớn lên ở Paris và thành phố New York. Cô chuyển đến London năm 18 tuổi để học Triết học tại Đại học University College London, sau đó tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học King’s College London. Trước đây, cô từng làm việc trong ngành xuất bản.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô, Wandering Souls (tạm dịch: Những Linh Hồn Phiêu Bạt), đã lọt vào danh sách dài giải Women’s Prize for Fiction, giải Prix Femina Étranger, và danh sách rút gọn cho giải Waterstones Debut Fiction Prize.

Khuê Phạm (she/her) là nhà báo và nhà văn người Đức gốc Việt từng đoạt nhiều giải thưởng.
Tốt nghiệp Trường Kinh tế London (LSE), cô từng là phóng viên sản xuất cho đài NPR tại Berlin trước khi trở thành biên tập viên cho tuần báo Die Zeit. Các bài viết của cô cũng thường xuyên xuất hiện trên The Guardian và USA Today.
Năm 2012, cô đồng tác giả cuốn "We New Germans" (tạm dịch: Chúng tôi - Những người Đức mới), một tác phẩm phi hư cấu về thế hệ người nhập cư thứ hai tại Đức. Tiểu thuyết đầu tay của cô, "Brothers and Ghosts", đã được xuất bản bằng tiếng Anh tại Úc, Anh và Mỹ. Cô còn tham gia biểu diễn trong vở kịch "Kim", chuyển thể từ tiểu thuyết của cô, với các suất diễn lưu diễn tại Đức và Đài Loan.
Hiện Khuê đang viết cuốn tiểu thuyết thứ hai và mới nhận được tài trợ từ Quỹ Văn học Đức để hỗ trợ sáng tác. Là thành viên sáng lập hiệp hội nhà văn PEN Berlin, cô cũng tham gia ban giám khảo Giải Văn học Quốc tế - giải thưởng dành cho tác phẩm văn học toàn cầu được dịch sang tiếng Đức.
Tìm hiểu thêm tại: khuepham.de/english

Anna Mọi, tên thật là Trần Thiên Nga, sinh năm 1955 tại Sài Gòn, trong một gia đình “Bắc 54” (gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954); suốt thời thơ ấu, đã đi và sống ở nhiều vùng đất như Sài Gòn, Buôn Mê Thuột và Hội An. Trong những năm 1970, sau khi đỗ tú tài tại trường Pháp Marie Curie Sài Gòn, Thiên Nga sang Paris học Lịch sử tại Trường Đại học Nanterre. Sau đó, cô quyết định chuyển sang học ngành thời trang ở École de la Chambre Syndicale; rồi trở thành nhà tạo mẫu và sở hữu một cửa hiệu thời trang riêng tại Paris, mang tên Anna Moï (sau này trở thành bút danh).
Bắt đầu viết những câu thơ đầu tiên từ năm 16 tuổi, đăng tạp chí ở Hoa Kỳ, nhưng bỏ bẵng viết lách trong hơn 20 năm. Tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản năm 2001, đến nay (2024), Anna Moï đã có trong tay 8 tập truyện ngắn và 3 tiểu thuyết. 
Anna Moï được Chính phủ Pháp phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ về Văn chương và Nghệ thuật”. Tiểu thuyết Nọc bướm (Le Venin du papillon) do NXB Trẻ phát hành vào tháng 1-2025, giành giải thưởng Littérature-monde của Pháp năm 2017.