Trình chiếu và trò chuyện A wo|man

HAN 24.03.2022 © Viện Goethe Hà Nội

T5, 24.03.2022

19h30

Online Goethe-Institut Hà Nội

Một vở kịch múa đương đại

Đăng ký tham dự
Để đảm bảo các quy định phòng chống dịch, khán giả tham dự cần đảm bảo đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid và có giấy xác nhận xét nghiệm âm tính Covid trong vòng 72 giờ trước sự kiện. Khán giả sẽ ngồi ở các vị trí giãn cách được đánh dấu trong khán phòng và tuân thủ các quy định phòng dịch Covid của Bộ Y tế Việt Nam (5K).

Truyền thông | Ngụy Hải An, Lê Tú Anh, Trịnh Ngân Hạnh
Đồng đạo diễn | Hoàng Hà, Phạm Hương, Trần Minh Hải
Cố vấn nghệ thuật | Đỗ Hoàng Thi Ngọc
Các diễn viên | Hoàng Hà, Trần Minh Hải, Trần Minh, Quay Trần, Hà Kiều Anh, Zê Ly
Âm nhạc | Ian Richter
Sản xuất | Ngụy Hải An
Thiết kế sân khấu và đạo cụ | Phạm Hương, Nam Nguyễn, Lê Tú Anh, Trịnh Ngân Hạnh 
Tư liệu hình ảnh | Hoàng Bách, Đỗ Thế Quang

"Cả đời ta là người xa lạ
Trên xứ mình cứ mãi lạc loài
Sự báng bổ giống nòi ta cứ thế
Đi theo ta mãi mãi chẳng buông lơi”

― Sophocles, Antigone

Antigone bất tuân luật lệ, đấu tranh đến cùng vì tình yêu và lòng tin kính thần linh bất chấp cái chết… trong toàn bộ vở kịch của Sophocles cũng là một Antigone đầy cô đơn, lạc lõng đến tuyệt vọng...

...và trước nhất, là một con-người đời thường, với muôn nỗi niềm thế tục, những mâu thuẫn giằng xé của thế giới nội tâm đầy quyết liệt.

Thay vì cố gắng chuyển tải toàn bộ các lớp lang triết lý của vở kịch Hy Lạp rộng lớn, A wo|man tập trung đi sâu khai thác thế giới bên trong của Antigone – cho đến nay vẫn chất chứa những hàm ẩn. Vở múa thoát ly cách diễn giải cổ điển về hình tượng nữ anh hùng đại diện cho ý chí tự do, công bằng, lẽ phải... để khám phá một bản thể Antigone gần gũi hơn với những góc cạnh rất con người, được bộc lộ thông qua ngôn ngữ của cơ thể, chuyển động. 

“​Cơ thể là một địa phận khác, nơi trí não không còn quyền kiểm soát. Nó vừa bao hàm ngôn ngữ của ý thức vừa là tiếng dội của cảm xúc, bản năng. Đó là cách A wo|man muốn kể câu chuyện này: nguyên bản, thô ráp, chân thật”.

Với những thể nghiệm mới trong cách tiếp cận vở kịch gốc và chuyển thể bằng ngôn ngữ múa đương đại, vở diễn hy vọng sẽ mở rộng những chiều kích của “Antigone”—với những suy ngẫm, cảm nhận từ lăng kính "hôm nay" về câu chuyện 2500 năm trước.

Đồng hành bởi Viện Goethe Kinergie Studio
Đối tác truyền thông Hanoi Grapevine
 
 

Antigone © Viện Goethe Hà Nội Bạn có thể xem thông tin về các vở diễn khác trong khuôn khổ dự án "Antigone" tại đây:

Các vở diễn khác

 
  • A woman teasing 01 Ảnh: © Hoàng Bách
    A wo man
  • A woman teasing 02 Ảnh: © Hoàng Bách
    A wo man
  • A woman teasing 03 Ảnh: © Hoàng Bách
    A wo man
  • A woman teasing 04 Ảnh: © Hoàng Bách
    A wo man
  • A woman teasing 05 Ảnh: © Hoàng Bách
    A wo man

Các nghệ sĩ

Hoàng Hà (*1988)
Đạo diễn
Hoàng Hà Ảnh (chi tiết): © Dương Đoàn Anh Minh là một người chuyển động độc lập. Thực hành của cô xoay quanh múa đương đại, múa rối, trình diễn sân khấu cũng như ứng dụng chúng trong quá trình chữa lành và phát triển con người. Phần lớn hoạt động của cô gắn liền với Kinergie Studio và Mắt Trần Ensemble. Một số tác phẩm cô từng góp mặt: A Touch of Belgium, Krossing Over Arts Festival, Chật 2:1:2, L’EGO, Eye see AI, Củ Lạc và Thuyết hắt hơi, Giễu Tỷ Can, Oresteia, Đó là ở đâu - Đó là ở đây Concert.
 
Phạm Hương (*1988)
Đạo diễn
Phạm Hương Ảnh: © Nguyễn Hương Linh bắt đầu thực hành hội họa và múa đương đại vài năm sau khi cô tốt nghiệp kiến trúc sư (2012). Từ 2017–2020 tại Việt Nam, cô tham gia các hoạt động tại Kinergie Studio và hợp tác với các nghệ sĩ khác trong 06 trình diễn và 04 triển lãm. Kể từ tháng 1/2021, cô chuyển đến Ấn Độ và bắt đầu hợp tác với các nghệ sĩ quốc tế ở đó để thực hiện 04 tác phẩm và hơn thế nữa.
 
Trần Minh Hải (*1993)
Đạo diễn
Trần Minh Hải Ảnh: © Dương Đoàn Anh bắt đầu con đường thực hành múa đương đại từ năm 2018. Cô mong muốn sáng tạo những hành trình khám phá mới thông qua chuyển động, nhảy múa và "chơi đùa", từ đó mở rộng thêm những kết nối sâu sắc và chất lượng hơn. Hải đã từng tham gia biểu diễn tại A Touch of Belgium, Krossing Over Arts Festival, Chật 2:1:2, L’EGO.... Hải hiện là nghệ sĩ biểu diễn, đồng thời giảng dạy múa tại Kinergie Studio.
 
Đỗ Hoàng Thi Ngọc (*1978)
Cố vấn nghệ thuật
Đỗ Hoàng Thi Ngọc © Cá nhân là người đồng sáng lập/Giám đốc Kinergie Studio. Tốt nghiệp Trường Múa Việt Nam, khi còn là diễn viên chính tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, anh tham gia học tập và làm việc cùng biên đạo múa nổi tiếng người Pháp Régine Chopinot trong chương trình hợp tác nghệ thuật Pháp–Việt, và sau đó trau dồi nghề nghiệp và kỹ năng biên đạo tại Pháp từ 2000–2006. Quá trình đó đã bồi đắp quan điểm và phong cách múa đương đại phóng khoáng, cởi mở, thuận theo tự nhiên của anh. Nhóm múa +84 của Đỗ Hoàng Thi Ngọc và hai người bạn đã từng được đánh giá là nhóm múa hàng đầu Việt Nam.
 
Trần Minh (*1992)
Nghệ sĩ múa
Trần Minh Ảnh: © Phạm Đăng Khánh tốt nghiệp Học viện múa Việt Nam (2018). Từ năm 2019, Minh tập trung vào những thực hành cá nhân thông qua sự quan sát, lắng nghe những biến chuyển của tâm và thân để khám phá những chuyển động chân thực. Minh cộng tác cùng các nghệ sĩ và các tổ chức như FAMLAB, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB), Asea Space trong các trình diễn và triển lãm nhóm.
 
Trần Minh Quang – alias Quay Trần (*1998)
Nghệ sĩ múa
Trần Minh Quang - alias Quay Trần Ảnh: © Nguyễn Đức Dương là sáng lập viên của nhóm nhảy Hip-hop Abnormal Conceptz, từng đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, giải đấu Hip-hop. Con đường Quay đang theo đuổi hướng tới tư duy mở, anh không ngừng khám phá các chất liệu mới song song với thử nghiệm nhiều ngôn ngữ chuyển động khác nhau. Anh từng tham gia vở múa đương đại L’EGO sản xuất bởi Kinergie Studio.
 
Hà Kiều Anh (*2001)
Nghệ sĩ múa
Hà Kiều Anh © Cá nhân tốt nghiệp Học viện Múa Việt Nam khoa Dân tộc (2020). Với tài năng và hiểu biết ở các loại hình chuyển động đa dạng, cô tích cực hỗ trợ và tham gia nhiều dự án, vở diễn cũng như các cuộc thi trình diễn nghệ thuật trong và ngoài nước như: Festival Asian Global Bellydance 2011, Festival Global Bellydance Competition 2012, “Bão xuyên” (2020, Japan Foundation), “Cái tổ” (2021, Viện Goethe).
 
Trần Hải Linh – alias Zê Ly (*1994)
Nghệ sĩ múa
Trần Hải Linh – alias Zê Ly Ảnh: © Linh Trần không ấn định bản thân trong một vai trò hay định nghĩa nhất định, với Ly, tất cả sự sáng tạo không có giới hạn và không thể gắn mác. Ly tập luyện và thể nghiệm đa dạng thể loại chuyển động. Cô từng học tập và hoạt động tại Kinergie Studio, tham gia các dự án như: “Things that remember”- Creative Noni Group, “Krossing Over Arts Festival 2019”, “Exploring Connection - A Touch of Belgium" ,“Chật 1.0”...
 
Ian Richter (*1980)
Nhạc sĩ
Ian Richter Ảnh: © Rolini Pineda là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhà trị liệu âm nhạc và thực hành với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Hoạt động âm nhạc của Ian bao gồm biểu diễn, sáng tác cho các vở múa đương đại, thiết kế âm thanh cho phim và nghệ thuật thị giác. Các tác phẩm của anh trải rộng nhiều thể loại, từ synth-work thể nghiệm đến leftfield techno. Nhờ năng lực nắm bắt trải nghiệm âm thanh của con người và xử lý nhuần nhuyễn các yếu tố kỹ thuật, Richter có thể khám phá những vùng thể nghiệm mới mà không làm mất đi giá trị truyền cảm của âm nhạc.

 

Quay lại