Trò chuyện thảo luận Tiếng nói của phụ nữ qua văn chương của người trẻ

HAN 21.07.2023 7360 © Viện Goethe Hà Nội

T6, 21.07.2023

18h00

Goethe-Institut Hà Nội

Từ Độc thoại đến Đối thoại

Đăng ký tham dự chương trình

“Chẳng phải đàn ông có nhiệm vụ cầu hôn phụ nữ sao?”
“Phận nữ nhi như tôi thì nên đi lấy chồng”
“Từ lúc chú em bảo lãnh em qua đây, ngày nào em cũng cắm mặt vào cái nhà hàng này. Một tuần sáu ngày, ngày nào cũng như ngày nấy.”


Đó là những trích dẫn lần lượt trong các tư liệu “Một chuyến khứ hồi Pháp-Việt”, “Mộng Tam sinh” và “Nhà hàng Việt Nam” của Line Papin, một nhà văn Việt Nam thế hệ thứ hai ở Pháp, và Maik Cây (Nguyễn Phương Anh) và Lê Khải Việt, các nhà văn Việt Nam. Ba tư liệu tạo nên một bức tranh về cách vai trò và tiếng nói của phụ nữ được nhìn nhận qua quá trình phát triển của xã hội cũng như các bối cảnh khác nhau trong cuộc sống của họ: từ các mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc đến không gian riêng tư trong gia đình và chính bản thân họ khi họ trở về tuổi thơ, về với chính mình. Tất cả quá khứ và bản sắc Việt Nam được thể hiện qua các tác phẩm của những nhà sáng tạo trẻ này.

Qua các tư liệu, chúng ta trải nghiệm những câu chuyện khác nhau nhưng đều phản ánh những câu hỏi về tiếng nói của những người phụ nữ Việt Nam.
Một người phụ nữ kể về ba kiếp sống của mình, một người có công, một người vợ tận tụy và một đứa trẻ - nhưng sau tất cả đều vào chùa vì những hiểu lầm chồng chất.
Rồi một cô gái trẻ “đàm phán” với mẹ mình, một người có những ký ức mạnh mẽ về chiến tranh để có được sự đồng ý cho một chuyến đi Pháp cùng người bạn trai Pháp của mình.
Và một cô gái trẻ khác trò chuyện thẳng thắn với người bạn trai của mình về việc mở một nhà hàng Việt Nam ở Victoria, Úc.

Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến quyền bình đẳng cho phụ nữ bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc. Nó được phản ánh qua những hình thức và tác nhân khác nhau. Ở sự kiện lần này, ba tư liệu sẽ tạo nên một chiếc cầu nối giữa các thế hệ và những giai đoạn lịch sử khác nhau, qua đó công chúng sẽ thấy được cách tiếng nói của phụ nữ Việt Nam được chuyển đổi từ Độc thoại đến Đối thoại ra sao; và cấu trúc cơ bản tạo nên những thay đổi đó là gì.

Sự kiện tạo không gian cho các thảo luận mở với công chúng quan tâm với sự tham gia của các tác giả và nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực liên quan.

 
Đây là các tư liệu của Dự án VIỆT NAM CỦA TÔI, dự án về bản sắc Việt Nam xuyên biên giới do Viện Goethe phối hợp với các đối tác thực hiện. Dự án có sự hỗ trợ về tài chính của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và các các nhân. Sự kiện này là một trong chuỗi ba sự kiện giới thiệu tư liệu dự án sẽ được thực hiện từ tháng 5-7, 2023

Điều phối:

Quyên Nguyễn (*1984)
Nguyễn Quyên © Nguyễn Quyên Quyên Nguyễn là tiến sĩ văn học Anh và là một nhà nghiên cứu và phê bình độc lập. Bà là dịch giả từ tiếng Anh sang tiếng Việt; các tác phẩm dịch đã xuất bản của bà bao gồm Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình của Raymond Carver (đồng dịch giả), Chuộc tội của Ian McEwan, Middlesex của Jeffrey Eugenides. Bà cũng là người đồng sáng lập trang web văn chương Zzz Review phi lợi nhuận ở Việt Nam.

Diễn giả:

Đặng Thị Thái Hà (*1990)
Đặng Thị Thái Hà © Cá nhân
Đặng Thị Thái Hà hiện là nhà nghiên cứu tại Viện Văn học, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Chuyên ngành của cô là nghiên cứu văn học đương đại từ điểm nhìn giới và phê bình sinh thái. Đề tài cô đặc biệt hứng thú và theo đuổi là cách những cơ thể nữ và cách cơ thể con người được miêu tả trong mối tương quan với môi trường vật chất xung quanh được miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật. Một số sách đồng sáng giả của cô bao gồm: Văn học và mĩ học Việt Nam (Nhà xuất bản Đại học Huế, 2014), Southeast Asian Ecocriticism: Theories, Practices, Prospects (Lexington Books, 2017), Văn học và giới (Hue University of Education Publishing House, 2019) ... Cô xuất bản tuyển tập cá nhân với tiêu đề Căn tính, Thân thể và Sinh thái: một vài thể nghiệm đọc văn chương vào năm 2019 (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn). Một số tiểu luận đã công bố tiêu biểu: Nữ quyền luận và sự giải cấu trúc logic của sự thống trị (từ trường hợp Nguyễn Ngọc Tư) (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9, 2022), Xuân Diệu trong Tự Lực Văn Đoàn: Một tiếng nói queer (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, 2022).

Maik Cây (Nguyễn Phương Anh) (*1988)
Maik Cay (Nguyễn Phương Anh) Ảnh (chi tiết): © Cá nhân Maik Cây (Nguyễn Phương Anh) là một người viết và nhà làm phim độc lập, hiện đang sống tại Hà Nội, Việt Nam. Maik Cây là đồng sáng lập viên của Tiếng-Thét, một nhóm sáng tạo queer/lệch pha, ủng hộ nữ quyền, hoạt động nhằm thúc đẩy những tiếng nói bên lề và thường bị bặt âm của các nghệ sĩ và người viết bản địa.
www.facebook.com/maikcaay

Lê Khải Việt (*1983)
Lê Khải Việt (*1983) Ảnh (chi tiết): © Cá nhân Lê Khải Việt là một cây viết có một tuyển tập truyện ngắn đã được xuất bản và nhiều bài điểm sách trên các tạp chí. Anh cũng dạy ngành luật kinh doanh tại Đại học Công nghệ Sài Gòn trong chương trình liên kết với Đại học Troy (Alabama). Công việc chính của anh là làm trưởng phòng bản quyền tại công ty sách Phương Nam.

Line Papin (*1995, Hà Nội)
Line Papin Ảnh (chi tiết): © Philippe Matsas Line Papin chuyển tới Pháp khi lên mười tuổi. Cô học ngành phim và lịch sử nghệ thuật ở đại học Sorbonne và ở trường điện ảnh La Fémis. Tác phẩm đầu tay của cô được xuất bản vào năm 2016.

 

Quay lại