Future Young Entrepreneurs 2016
Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay – Một dự án khởi nghiệp cho học sinh

PYE Key Visual
© Goethe-Institut

Một ứng dụng trò chơi cung cấp các kỹ năng sống trong môi trường hoang dã, một cổng thông tin điện tử để mua sách ở cửa hàng bán sách giáo khoa cũ, một khóa xe đạp dùng dấu vân tay để đóng và mở khóa: Dự án khởi nghiệp “Future Young Entrepreneurs – Doanh nhân trẻ tương lai” đào tạo các em học sinh trong độ tuổi 15 đến 18 đến từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hà Lan, Rumani, Việt Nam và Đức các kỹ năng cơ bản về kinh doanh. Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các workshop có chủ đề về tư duy thiết kế, lên kế hoạch kinh doanh hay nghệ thuật hùng biện của Elevator Pitches (lời rao trong thang máy). Elevator-Pitch yêu cầu học sinh phải trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình trong hai phút trước ban giám khảo. “Nó giống như một cuộc trò chuyện trong thang máy” giám đốc dự án Miriam Irle giải thích.
 
Cuộc thi diễn ra giữa tháng 11 năm 2015 và tháng ba năm 2016. Hai đội Lunat và Jurvival trở thành đại diện của Việt Nam tham gia vòng chung kết cuộc thi ở Berlin với ứng dụng về thời trang và trò chơi. Vào tháng 9.2016, 10 học sinh xuất sắc của trường Olympia đã thi đấu với 12 đội đến từ sáu nước. Jurvival giành giải nhì với ứng dụng trò chơi sống sót trong rừng rậm. “Mỗi ngày chúng ta dành ra gần 8 tiếng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng”, học sinh Nguyễn Thảo Nguyên nói. Ứng dụng này giúp chúng ta dùng thời gian của mình để làm một việc có ý nghĩa, đó là học hỏi về thiên nhiên và hệ sinh thái của Việt Nam. Giải ba thuộc về đội của trường Trung học tư nhân Bambino ở Malawi. Với Trung tâm văn hóa Cedar các em đã truyền bá những hình ảnh, thông điệp về đất nước quê hương mình. Đội đến từ New Dehli đã giành giải nhất với cổng thông tin PeekaBook. Ban giám khảo tỏ ra rất thích thú với PeekaBook. Nhờ cổng thông tin này các bạn học sinh, sinh viên có ít tiền có thể tìm mua được sách học ở các cửa hàng sách cũ.

Các bài thuyết trình được đánh giá bởi ban giám khảo gồm ba thành viên: Cosima Stahr, giám đốc chương trình SEED của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững; Anabel Ternes, giáo sư về Kinh doanh điện tử tại Đại học SRH Berlin và Felix Scharf, giám đốc đổi mới kinh doanh của Volkswagen AG. Ban giám khảo chấm điểm dựa trên các tiêu chí: ý tưởng kinh doanh này có giải quyết được các vấn đề đang tồn tại không? có đáp ứng được phát triển bền vững không? Xử lý các nguồn lực hiện có như thế nào? và tất nhiên phải kể đến tính khả thi của kế hoạch kinh doanh.
 
Trọng tâm của cuộc thi “Future Young Entrepreneurs“ không phải là khả năng cạnh tranh hay tiềm năng lợi nhuận của các dự án tham gia. Thay vào đó cuộc thi chú trọng nhiều hơn vào tính đa ngôn ngữ và tính di động nghề nghiệp có liên quan tới các dự án hay nói cách khác là triển vọng tương lai của thí sinh từ khắp nơi trên thế giới và những bạn trẻ cùng độ tuổi các em.
 
Với sự hợp tác của trường quốc tế

Olympia Schools


Đồng tài trợ bởi

Erasmus+ Program