Antigone là cô con gái của gia đình Oedipus, nơi khởi nguồn của bi kịch. Câu truyện ANTIGONE bắt đầu từ cuộc tranh dành quyền lực giữa hai người anh trai của cô. Cả hai sau đó đều chết trong trận chiến. Vua Creon, vị vua kế vị ra lệnh rằng, người anh bảo vệ thành phố sẽ được chôn cất còn người anh còn lại, kẻ đã mang quân tiến đánh thành phố thì sẽ không xứng đáng với một ngôi mộ. Antigone bất tuân luật lệ và chôn cất người anh trai đáng lẽ không được chôn. Cô chống lại luật lệ của Creon. Và vì vậy Antigone phải chết.
Vở kịch ANTIGONE kể về sự đối nghịch luân phiên giữa luật nhân tạo và luật tự nhiên, trật tự do nhà cầm quyền sắp đặt và trật tự phổ quát. Vở kịch phơi bày mối nguy của một chế độ thống trị tuyệt đối và ngụ ý một trật tự mới nơi không có kẻ thống trị tuyệt đối.
Cách tiếp cận của Trần Lực gợi nhớ chúng ta về lý thuyết về bi kịch của Hegel. “Antigone và Creon không nhận ra rằng, họ đang vi phạm nguyên tắc đạo đức của đối phương thông qua những hành động và yêu cầu của bản thần, bởi họ (phải) coi định hướng bản thân là tối quan trọng.“