Workshop Tương tác với Nghệ thuật Trúc Chỉ

Nghệ thuật trúc chỉ Ảnh: Trần Việt Phương © Viện Goethe Hà Nội

Lịch workshop: 02.07.2016,
10h - 12h và
14h - 16h

Goethe-Institut Hà Nội

Dưới sự hướng dẫn của nghệ sỹ Phan Hải Bằng, người sáng lập Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam (Đăng ký để tham gia)

Trong khuôn khổ triển lãm Trúc Chỉ - Lời của Sông tại Viện Goethe Hà Nội, Nghệ sỹ Phan Hải Bằng cùng các nghệ sỹ của Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam sẽ hướng dẫn 3 workshop tương tác. Khi tham gia sự kiện, khán giả sẽ được tìm hiểu về khái niệm, lịch sử, quy trình, các khả năng thích ứng với nhu cầu sáng tạo và xã hội của Nghệ thuật Trúc Chỉ, đồng thời được tự tay tham gia thiết kế các tác phẩm và sản phẩm từ Trúc Chỉ theo ý tưởng cá nhân, dưới sự hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật của các nghệ sỹ.
 
Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam sẽ chuẩn bị mọi phương tiện, vật liệu cho workshop.
  • Buổi 1: 02.06.2016, 10h – 12h
  • Buổi 2: 02.06.2016, 14h – 16h 
Buổi 1 và buổi 2 là hai workshop độc lập. Những người đã tham dự hai buổi này có thể mang sản phẩm đã hoàn thiện về, sau đó viết email cho nghệ sỹ Phan Hải Bằng và Ban tổ chức về cảm nhận hoặc phản hồi về trải nghiệm của mình trong workshop đã tham gia. Dựa trên những thông tin đó, nghệ sỹ Phan Hải Bằng sẽ xây dựng nội dung cho workshop thứ 3 dành cho chính những thành viên của Workshop buổi 1 và 2 muốn tiếp tục tham gia. Workshop này diễn ra vào ngày 14.07.2016, thời gian tổ chức dự kiến vào buổi chiều.

Workshop bằng tiếng Việt, hướng tới tất cả những người yêu nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Huế nói riêng.

Mỗi buổi Workshop giới hạn 20 người tham gia. Giới hạn độ tuổi tham gia: Từ 14 tuổi trở lên. Gửi đăng ký bằng E-mail đến hết ngày 28.06.2016 cho chị Trần Thanh Hương tại địa chỉ  
info@hanoi.goethe.org
Khi viết email vui lòng ghi rõ: Họ tên, năm sinh, số điện thoại liên lạc, email và workshop muốn tham gia. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Đồ họa, Phan Hải Bằng tiếp tục tu nghiệp một năm tại Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội, trước khi tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên  ngành Nghệ thuật Thị giác tại Đại học Maha Sarakham Thái Lan. Từ 1996 đến nay, anh là giảng viên trường Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế và từng tham gia rất nhiều các triển lãm nhóm cũng như triển lãm cá nhân. Dự án mới nhất của anh mang tên “Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam“ dựa trên giá trị của nghề giấy thủ công truyền thống để sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị mới có tính văn hóa cho một vùng đất. Đó là TRÚC CHỈ. 

 

Quay lại