Buổi trình diễn sẽ được công chiếu trực tiếp qua kênh YouTube của viện Goethe Việt Nam.
[Xem thêm...]
Khi bị giới hạn trong một không gian nhỏ, không tiếp xúc với bên ngoài, những cuộc gặp gỡ không còn, mọi thứ chỉ diễn ra trong một không gian quen thuộc đến mức tưởng như chán chường, liệu chúng ta có cắt đứt mọi liên hệ, hay đó là quãng thời gian cho sự kết nối với chính mình – điều mà đôi khi mỗi cá nhân đã quên đi? Mỗi lúc như vậy, con người tự “Tách” chính mình.
TÁCH là sự bóc tách từng mảng miếng, góc cạnh sâu phía bên trong nội tại. Khi không gian bên ngoài giới hạn, con người khám phá ra những cảm xúc ẩn sâu phía bên trong mình, quan sát bản thân dưới những bản thể khác nhau, vừa tách bạch vừa xen lẫn, đôi khi thật rối ren. Tách mà không rời, tách để mở ra, tách để dừng lại mà soi rõ, tách để suy tư, tách để nối liền.
Thông qua Tách, Baydanc đưa đến những dòng suy nghĩ, ám ảnh của từng cá nhân trong sự xoay chuyển của thời cuộc, của những mối quan hệ. “Tách” vừa là sợi dây vô hình ràng buộc, vừa chính là nguồn gốc của sự yên bình, là sự giãi bày, bộc bạch hay là vỏ bọc vô hạn, biến chuyển.
Những suy nghĩ, trăn trở đó, sẽ được thể hiện thành ba phần trong tác phẩm:
DỪNG
Chúng ta luôn có những sợi dây vô hình hay hữu hình ràng buộc bản thân, kéo ta quay trở lại với những điều yên bình sau những quay cuồng, khiến ta nhận ra điểm dừng để không bị cuốn vào những vòng xoáy. Ở chốn bình yên đấy, ta ảm thấy nhẹ nhàng, yêu thương và cả sự tiếc nuối.
GIÃI BÀY
Mỗi cảm xúc giống như một mảnh phản chiếu gắn chặt vào ta, ta chỉ có thể nhìn thấy khi tách chúng thành từng mảng, nhìn thấy những lớp cắt ấy chính là nhìn thấy từng góc cạnh hình hài của chính mình. Để có thể tách từng lớp phản chiếu đó, ta tâm sự, kể lể, đối thoại với chính bản thân mình.
VỎ BỌC
Trong không gian an toàn riêng của mình, sau những dễ chịu, tĩnh lặng là cảm giác trì trệ, mệt mỏi, lo lắng, nặng nề. Mong muốn thoát khỏi sự an toàn trong không gian kín nhen nhóm lên những giằng xé giữa lựa chọn nên hay không nên. Lựa chọn giải thoát mang đến luồng gió thật tươi mới, nhưng cũng đan xen nhiều lo lắng, suy tư.
VỀ BAYDANC
Lê Trần Thảo Nhi (1995) – Nghệ sỹ múa
© Thao Nhi
“Trong múa đương đại, tôi luôn đề cao sự tự do, tự nhiên, cái tôi của người nghệ sĩ.”
Hoàng Lan Phương (1996) - nghệ sĩ múa
© Lan Phuong
“Giữ lấy cái tôi cá nhân không có nghĩa là không mở lòng với những điều tốt đẹp xung quanh”
Nguyễn Thị Thuỳ Linh (1993) - Nhạc sĩ
“Tôi chọn cho mình con đường gắn bó với những nhạc cụ truyền thống, để duy trì những nét văn hóa dân gian, và cố gắng để gắn kết không gian âm nhạc dân gian với nghệ thuật đương đại thông qua những sáng tác ngẫu hứng”
Phạm Ngọc Toàn (1996) – nghệ sĩ múa
© Ngoc Toan
“Hãy là mình khi còn có thể”
Quay lại