Trò chuyện với tác giả Khoảng cách thế hệ từ góc nhìn Việt Nam – châu Âu

HAN 13.05.2023 7360 © Viện Goethe Hà Nội

T7, 13.05.2023

18h00 - 20h00

Goethe-Institut Hà Nội

Buổi trò chuyện Kế thừa, Quan tâm và Khác biệt.

Đăng ký tham dự

Sự kiện giới thiệu đến công chúng các tư liệu dự án của các nhà văn người Việt thế hệ thứ hai Khuê Phạm (CHLB Đức), Nhung Đặng (CH Séc) và tác giả Việt trẻ ChuKim Nguyễn Anh Tuấn phản ánh những câu chuyện giữa mẹ và con; giữa các thế hệ đồng nghiệp (nhà nhơ) trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Thông qua những hình thức biểu đạt sáng tạo, Mẹ ơi, Thư gửi NEOThế mà cũng là nhà thơ? của ba tác giả sẽ mang đến cho công chúng những lát cắt quan trọng trong cuộc đời của một người mẹ Việt Kiều với những mong ước về việc truyền lại di sản cho thế hệ tương lai, một người con gái Việt Kiều mất mẹ trong chiến tranh và một nhà thơ trẻ đam mê thơ thể nghiệm.

Cuộc đối thoại mở tại sự kiện sẽ mang đến cho công chúng quan tâm những góc nhìn mới mẻ về khoảng cách thế hệ và việc các lĩnh vực sáng tạo như văn học đóng vai trò như thế nào trong phản ánh các vấn đề xã hội.

* Đây là các tư liệu của Dự án VIỆT NAM CỦA TÔI, dự án về bản sắc Việt Nam xuyên biên giới do Viện Goethe phối hợp với các đối tác thực hiện. Dự án có sự hỗ trợ về tài chính của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và các các nhân. Sự kiện này là một trong chuỗi ba sự kiện giới thiệu tư liệu dự án sẽ được thực hiện từ tháng 5-7, 2023.
   

Điều phối sự kiện

TS. Quyên Nguyễn (*1984)
Nguyễn Quyên © Nguyễn Quyên Quyên Nguyễn là tiến sĩ văn học Anh và là một nhà nghiên cứu và phê bình độc lập. Bà là dịch giả từ tiếng Anh sang tiếng Việt; các tác phẩm dịch đã xuất bản của bà bao gồm Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình của Raymond Carver (đồng dịch giả), Chuộc tội của Ian McEwan, Middlesex của Jeffrey Eugenides. Bà cũng là người đồng sáng lập trang web văn chương Zzz Review phi lợi nhuận ở Việt Nam.
 

Diễn giả

TS. Đặng Phương
TS. Đặng Phương © Cá nhân TS. Đặng Phương là nhà Xã hội học, hiện làm việc tại Viện Xã hội học, đồng thời là giảng viên thỉnh giảng ngành Khu vực học tại Trường Đại học Việt-Nhật. Với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu các vấn đề xã hội của Việt Nam và các nước trong khu vực, mối quan tâm nghiên cứu chính của chị bao gồm: phúc lợi xã hội, tổ chức xã hội và phát triển nông thôn. Nhiều công trình nghiên cứu của chị đã được xuất bản trong nước và quốc tế.

ChuKim (Nguyễn Anh Tuấn) (*1988)
ChuKim (Nguyễn Anh Tuấn) (*1988) Ảnh (chi tiết): © Cá nhân ChuKim (Nguyễn Anh Tuấn) là người viết truyện ngắn và thơ. Anh cũng là một chuyên gia về truyện tranh Việt Nam và kiếm sống bằng nghề kiến trúc sư.

Nhung Đặng (*1994, Prag)
Nhung Dang Ảnh (chi tiết): © Cá nhân Nhung Đặng là nghệ sĩ trình diễn, đạo diễn, nhà sản xuất sân khấu được đào tạo ở Khoa Sân Khấu, Học viện Nghệ thuật Trình diễn, Prague và Rose Bruford College, London. Những dự án quan trọng nhất của cô đặt ra câu hỏi về vấn đề bản sắc, như tác phẩm tài liệu đa phương tiện Oizoioi (So, Where Are You Really From?), hay show liên ngành HOMELAND.
www.nhungdang.myportfolio.com

Khuê Phạm (*1982, Berlin)
Khue Pham Ảnh (chi tiết): © Alena Schmick Khuê Phạm là con gái trong một gia đình nhập cư người Việt. Cô theo học ngành xã hội học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London. Sau đó, cô làm việc cho các phương tiện truyền thông khác nhau ở các nước nói tiếng Anh. Từ 2010 Khuê Phạm làm việc cho tờ báo tuần DIE ZEIT nổi tiếng tại Đức. „Dù ở nơi đâu“ là tiểu thuyết đầu tay của cô. Với tiểu thuyết này, Khuê Phạm trở thành một tiếng nói quan trọng cho cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Đức.
www.khuepham.de

 

Quay lại